CÁCH TA NGHĨ - Trang 207

cách khác) vấn đề hình thành nên những
thói quen trực nhận sơ đẳng, do vậy quy
vào vấn đề đưa được (i) sự minh xác
sự rạch ròi và (ii) tính nhất quán hoặc
tính ổn định của ý nghĩa vào trong điều
gì mà nếu không có những tính chất đó
sẽ trở nên mơ hồ và chập chờn.

Những phản ứng trong thực tế làm sáng tỏ sự lộn xộn

Việc thấu đạt tới sự xác định và sự

mạch lạc (hoặc bất biến) của những ý
nghĩa có khởi nguồn chủ yếu từ trong
các hoạt động thực tiễn. Bằng cách xoay
vần một vật, đứa trẻ cảm nhận được sự
tròn trịa; bằng cách nện vật đó xuống,
nó nhận ra vật ấy có tính đàn hồi; bằng
cách quăng ném vật ấy, nó làm vật ấy
thể hiện sức nặng như một nhân tố của
riêng vật ấy. Bằng vào phản ứng, vào sự
điều chỉnh lại phản hồi chứ không phải
qua cảm quan mà ấn tượng đó được
khắc họa riêng biệt, và có tính chất khu
biệt với những tính chất khác vốn chỉ
được gợi ra từ những phản ứng không
giống thế. Lấy ví dụ, những đứa trẻ
thường tỏ ra khá chậm trong việc nhận
ra những khác biệt của màu sắc. Những
khác biệt mà nhìn từ phía người lớn là
rất dễ phát hiện ra thì chúng lại thấy vô
cùng khó khăn để nhận biết và nhớ lại.
Không nghi ngờ gì về việc chúng không
có cảm nhận như nhau, nhưng ở đây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.