thể được xây dựng nên. Làm thế nào
chúng ta biết cách nhìn nhận những thứ
trước mắt như là những thành tố có ý
nghĩa hệ trọng trong một tình huống,
hoặc giả chúng đương nhiên có những ý
nghĩa cụ thể? Khó khăn chính yếu của
chúng ta trong việc trả lời câu hỏi này
nằm ở sự triệt để mà qua đó ta học được
bài học về những điều quen thuộc. Ý
nghĩ có thể lướt ngang qua một vùng
chưa khám phá dễ dàng hơn là có thể
xóa bỏ điều gì đã được làm một cách
trọn vẹn đến mức hằn sâu thành thói
quen phi ý thức. Chúng ta nhận biết về
những cái ghế, cái bàn, sách vở, cái cây,
con ngựa, đám mây, ngôi sao, cơn mưa
một cách mau lẹ và trực tiếp đến mức rất
khó nhận thấy về mặt ý nghĩa chúng đã
từng có lúc được thấu đạt tới, – những ý
nghĩa mà giờ đây hòa vào làm nên bản
thân các sự vật.
Sự hỗn độn có trước sự quen thuộc
Trong một trích đoạn thường được
dẫn, James có nói: “Đứa trẻ liền một lúc
bị bủa vây tứ phía từ mắt, tai, mũi, da
cho đến bụng dạ, cảm thấy một sự hỗn
mang bao trùm và xáo động”
. Ấy là
ngài James đang diễn tả nguyên vẹn cái
thế giới ban sơ của đứa trẻ; tuy nhiên, sự
diễn tả đó hoàn toàn có thể đem áp dụng
để nói về cách mà điều gì đó mới mẻ tác