CÁCH TA NGHĨ - Trang 206

động lên người trưởng thành, chừng nào
điều đó quả thực còn mới mẻ và lạ lẫm.
Đối với chú “ếch ngồi đáy giếng” thì
mọi thứ đều nhòa nhạt và hỗn mang;
những dấu hiệu mà theo thói quen ta gắn
cho các sự vật để phân biệt cái này với
cái khác trở nên thật nghèo nàn. Những
ngôn ngữ xa lạ xì xồ khiến ta không
hiểu, trong đó ta không thể tách bạch nổi
một nhóm thanh âm nào rành rọt, rõ
ràng, có thể kể ra những ví dụ tiếp theo,
như khi một kẻ nhà quê ra tỉnh ngơ ngác
giữa phố xá đông đúc, như người miền
ngược lênh đênh trên biển, hay khi kẻ ít
vận động bị đẩy ra ganh đua với những
tay gạo cội trong một cuộc đọ tài thi sức
lắt léo. Đưa một người không có kinh
nghiệm vào làm trong nhà máy, ban đầu
công việc đối với anh ta cứ như thể một
mớ bòng bong. Trong con mắt kẻ lữ
khách nơi đất lạ thì những người có gốc
gác thuộc về nơi ấy thoạt trông ai cũng
hao hao giống nhau. Người ngoài đứng
trước một bầy cừu chỉ có thể nhận ra
những mảng khối màu sắc khác biệt,
trong khi đối với người chăn cừu thì mỗi
con mang đặc trưng hoàn toàn khu biệt.
Một vệt mờ nhòe hay một bong bóng
chân không dịch chuyển đây đó không
rõ rệt đặc trưng cho điều gì chúng ta
chưa hiểu được, vấn đề thấu đạt tới ý
nghĩa thông qua các sự vật, hoặc (nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.