để nắm lấy những ý nghĩa khó hiểu,
đáng hoài nghi và gây băn khoăn.
Không có đối tượng nào là thực sự quen
thuộc, quá ư rõ ràng, quá mức thông
thường đến độ trong một tình huống mới
lạ, nó lại không dưng đột ngột làm bộc
lộ vấn đề nào đó, và do đó khơi gợi việc
suy tư để hiểu được điều ấy. Không một
đối tượng hoặc nguyên lý nào lại kỳ lạ,
đặc biệt hoặc xa vời đến mức người ta
không thể trông cậy gì vào nó cho tới
khi ý nghĩa của nó trở nên thân thuộc –
được lập tức thâu nhận không suy nghĩ.
Chúng ta có thể đi đến chỗ hiểu ra, nhận
thức, công nhận, nắm bắt, lưu lại, sử
dụng các nguyên lý, quy luật hay sự thật
trừu tượng – tức là nắm bắt được ý
nghĩa của chúng theo lối hết sức thẳng
thừng. Sự tiến bộ trí tuệ của chúng ta,
như đã nói, cốt nằm trong một sự hòa
điệu giữa sự thông hiểu trực tiếp – từ
chuyên môn gọi là trực nhận
(apprehension) – với sự thông hiểu gián
tiếp và thông qua trung gian – từ chuyên
môn gọi là thức nhận (comprehension).
§2. Quá trình thấu đạt tới Ý nghĩa
Sự quen thuộc
Vấn đề đầu tiên đặt ra liên quan tới
sự thông hiểu trực tiếp là bằng cách nào
một kho tàng các ý nghĩa trực nhận có