CÁCH TA NGHĨ - Trang 243

mức nào, cùng chia sẻ trong tinh thần
của học giả, triết gia, hay nhà khoa học,
thì không có lý do gì để giáo dục coi
trọng một thói quen tinh thần nào trội
hơn so với thói quen kia, và phải chủ
động nỗ lực làm chuyển biến thói quen
đó từ kiểu thực hành sang kiểu lý thuyết.
Phải chăng hệ thống trường lớp (như đã
nêu ở tr.86) của chúng ta không thiên
lệch về phía dạy suy nghĩ trừu tượng,
mà vì thế tỏ ra bất công với đa số học
sinh? Phải chăng ý tưởng về một nền
giáo dục “tự do” và “nhân văn” thực sự
đã quá thiên về việc cho ra lò những
người chỉ suy nghĩ bó hẹp trong chuyên
môn do chuyên biệt quá mức trong học
tập?

Mục tiêu của giáo dục là sự thăng bằng động

Mục tiêu của giáo dục là đem lại sự

tương tác quân bình giữa hai kiểu thái
độ tinh thần nói trên, có lưu tâm thích
đáng đến tính cách mỗi cá nhân sao cho
không làm cản trở và thui chột bất kỳ
năng lực nào vốn dĩ dồi dào trong cá
nhân đó một cách tự nhiên, sự thiển cận
của những cá nhân có xu hướng mạnh
mẽ về cái cụ thể càng làm nhu cầu được
giải phóng năng lực trở nên bức thiết.
Mọi cơ hội trong phạm vi những hoạt
động thực tế của những cá nhân ấy để
phát triển óc tò mò và sự nhạy cảm về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.