đáng kể, về vị trí theo chu kỳ của các
hành tinh, mặt trời và mặt trăng, và dự
đoán thời điểm các hiện tượng che khuất
(nhật thực, nguyệt thực), mà không có
hiểu biết chút nào về những nguyên lý
chuyển động của các thiên thể – tức là,
không có ý niệm nào về sự liền mạch
tồn tại trong bản thân các sự kiện. Họ
học được qua những quan sát lặp đi lặp
lại về sự việc xảy ra theo một cách thức
như thế nào đó. Cho tới gần đây, những
chân lý trong ngành y hầu như cũng ở
trong tình trạng như vậy. Kinh nghiệm
cho hay “về đại thể”, “về nguyên tắc”,
“đại khái hay nói chung”, những biện
pháp nào đó kéo theo những kết quả
nhất định một khi các triệu chứng được
đưa ra. Niềm tin của chúng ta vào bản
chất con người với tư cách những cá
nhân (tâm lý học) và với tư cách những
đám đông (xã hội học) nói chung và chủ
yếu vẫn thuộc loại kinh nghiệm thuần
túy. Ngay thậm chí trong môn Hình học,
mà tới nay vẫn thường được xem là
khoa học thuần lý điển hình, ban đầu
được người Ai Cập dựng nên bằng cách
tích lũy các quan sát đã được ghi chép
lại về phương pháp đo đạc những thửa
đất; và sau đó được người Hy Lạp từng
bước mang lại cho nó một hình thức
khoa học.