thật, mà đang sống trong một thế giới
các ý nghĩa, có gốc rễ từ tự nhiên hoặc
xã hội, được khơi dậy qua những đồ vật
ấy. Vì thế khi chơi ngựa, chơi đồ hàng,
chơi nhà cửa hoặc gọi điện thoại, chúng
đặt các sự vật hiện hữu xuống bên dưới
thế giới do ý tưởng biểu đạt. Theo lối
này, một thế giới các ý nghĩa, một kho
tàng khái niệm (hết sức căn bản cho mọi
thành tựu trí tuệ), được định nghĩa và
xây dựng nên.
Sự tổ chức các ý tưởng có liên hệ tới chơi đùa
Hơn nữa, kết quả là không chỉ các
ý nghĩa trở thành những thứ quen thuộc,
mà chúng còn được tổ chức lại, sắp xếp
thành nhóm, làm cho mạch lạc theo
những cách có nối kết với nhau. Trò
chơi và câu chuyện hòa lẫn vào nhau lúc
nào không hay. Những trò chơi kỳ thú
nhất của trẻ con hiếm khi nào cắt đứt
mọi liên hệ với sự ăn khớp liền mạch và
thích ứng lẫn nhau giữa các ý nghĩa;
những trò chơi “tự do nhất” đi theo
những nguyên tắc nhất định của sự mạch
lạc và thống nhất. Chúng có sự khởi đầu,
khúc giữa và đoạn kết. Trong các trò
chơi, những quy tắc về trình tự xuyên
suốt các hoạt động nhỏ lẻ và gắn kết
chúng lại thành cái toàn bộ. Nhịp điệu,
sự đua tranh, và hợp tác can dự trong
hầu hết trò vui đùa, và trò chơi cũng thể