phức tạp hơn, và khai mở cho những
phản ứng mới mẻ. Nhưng trong việc vận
dụng những kích thích này đứa trẻ tuân
theo cùng những phương pháp mà nó sử
dụng đến khi buộc phải suy nghĩ để làm
chủ cơ thể mình.
§2. Chơi đùa, làm việc và những
thể thức liên kết của hoạt động
Chơi đùa cho thấy sự chi phối của các ý nghĩa hay ý tưởng đối với hoạt động
Khi các sự vật hóa thành dấu hiệu,
khi chúng đạt đến năng lực đại diện biểu
đạt sự việc khác, thì sự chơi đùa chuyển
từ sự phấn chấn thể chất sang một hoạt
động liên quan đến một nhân tố tinh
thần, có người từng thấy một bé gái làm
gãy con búp bê liền cầm lấy chân con
búp bê ấy dỗ dành, tắm rửa, ru ngủ, vuốt
ve, như thể bé gái ấy đang làm với con
búp bê khi nó còn lành lặn. Cái bộ phận
đã thay cho cái toàn bộ; đứa trẻ không
phải đang phản ứng lại các kích thích
giác quan mà phản ứng với ý nghĩa gợi
ra bởi đối tượng cảm quan. Vì thế đứa
trẻ lấy hòn đá làm cái bàn, lá cây làm
đĩa ăn, cuống quả sồi làm cốc uống.
Chúng chơi với những con búp bê, tàu
hỏa, mảnh ghép và những đồ chơi khác
của chúng cũng theo lối đó. Trong khi
điều khiển những thứ ấy, chúng không
phải đang sống với những thứ đồ vật