CÁCH TA NGHĨ - Trang 270

Thích ứng xã hội dẫn đến sự bắt chước chứ không xảy ra điều ngược lại

Bắt chước là một trong những

phương cách (mặc dù chỉ là một, xem
tr.82) theo đó các hoạt động của người
trưởng thành cung cấp những kích thích
có tính chất thật thú vị, đa dạng, phức
tạp, và mới lạ nhằm mục đích tạo sự tiến
bộ nhanh chóng cho tư duy. Tuy thế, sự
mô phỏng đơn thuần không làm tăng
tiến cho hành động suy nghĩ; nếu ta có
thể học như những con vẹt chỉ bằng
cách đơn giản nhại y nguyên những
hành vi bề nổi của người khác, có lẽ
chúng ta chẳng bao giờ cần phải suy
nghĩ; và hẳn chúng ta cũng không biết
được sau khi đã làm chủ được hành
động bắt chước ấy, việc ta vừa làm đó có
ý nghĩa gì. Những nhà giáo dục (và các
nhà tâm lý học) thường cho rằng những
hành vi nào tái hiện cách ứng xử của
những người khác chỉ đơn thuần có
được là do bắt chước. Nhưng một đứa
trẻ hầu như không học bằng cách bắt
chước có ý thức; và bảo rằng sự nhại lặp
của nó là vô ý thức cũng có nghĩa là nói
rằng, từ quan điểm của đứa trẻ, cái đó
không hề là bắt chước chút nào. Lời nói,
cử chỉ, hành vi, sự chú tâm vào sự vật
khác, phù hợp với một thôi thúc nào đó
đang xảy ra
, và gợi ý đến phương thức
thể hiện thỏa đáng hay một mục đích
nhất định mà trong đó nó có thể được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.