một thành tựu về mặt cơ học mà còn về
mặt trí tuệ.
2. Vấn đề thích ứng và giao tiếp xã hội
Mặc dù những tháng đầu đời đứa
trẻ chủ yếu hút vào việc học cách sử
dụng cơ thể thích nghi với những điều
kiện vật chất xung quanh theo lối dễ
dàng và sử dụng các đồ vật một cách
thành thục và hiệu quả, song những điều
chỉnh về mặt xã hội cũng rất quan trọng.
Trong mối quan hệ với cha mẹ, người
chăm sóc, anh chị, đứa trẻ học các dấu
hiệu để thỏa mãn cơn đói, để loại bỏ
cảm giác khó chịu, hướng về chỗ ánh
sáng, màu sắc hay âm thanh phù hợp
v.v.. Liên hệ của đứa trẻ với những đồ
vật cụ thể được mọi người điều chỉnh và
nó sớm nhận ra những ai là quan trọng
nhất và thú vị nhất trong toàn bộ những
đối tượng mà nó phải có liên hệ. Tuy
thế, lời nói, sự ăn khớp giữa thanh âm
vọng đến tai với chuyển động của môi
lưỡi, là công cụ quan trọng để thích ứng
xã hội; và cùng với sự phát triển của
ngôn từ (thường xảy ra trong năm thứ
hai) sự thích ứng trong hoạt động của
đứa trẻ với hoạt động của những người
khác đánh dấu mốc quan trọng trong đời
sống tinh thần. Những kiểu vận động
trong khả năng thực hiện của đứa trẻ
được mở rộng không giới hạn khi nó