hơn lên bởi cảm giác nó sẽ dẫn tới nơi
nào đó, nó sẽ vươn tới điều gì đấy.
Những hệ quả của sự tách bạch chơi đùa với làm việc
Giá như lý thuyết sai lầm về mối
quan hệ giữa những thái độ chơi đùa và
làm việc không bị đem ra kết nối với
những dạng thức thực hành đáng ái ngại
trong nhà trường, khi đó việc đòi hỏi
nhất quyết phải có một quan điểm chân
thực hơn xem ra là một thái độ lịch sự
không cần thiết. Nhưng đáng tiếc sự đứt
lìa thường thấy giữa tuổi mầm non và
tuổi đi học là bằng chứng cho thấy sự
phân tách trong lý thuyết chứa đựng
những ngụ ý thực tiễn của nó. Dưới tên
gọi chơi đùa, giai đoạn đầu được tiến
hành quá ư tượng trưng, tưởng tượng,
cảm tính và độc đoán; trong khi dưới
tiêu đề tương phản lại của việc làm thì
giai đoạn sau lại chứa đầy những nhiệm
vụ áp đặt từ bên ngoài. Giai đoạn trước
không có mục đích còn ở giai đoạn sau
mục đích xa vời tới mức chỉ có nhà giáo
dục, chứ không phải đứa trẻ, nhận ra
được đấy chính là mục đích.
Tới một lúc nào đó khi mà trẻ em
phải vươn mình nhận biết chính xác hơn
về các sự vật hiện hữu; chúng phải nhận
thức ra các mục đích và hệ quả trong
mức độ xác đáng đủ để dẫn dắt những
hành động của chúng, và phải đạt được