CÁCH TA NGHĨ - Trang 314

muốn nói tới. Những thói quen diễn
ngôn rời rạc và vụn mảnh được đề cao
như thế rõ ràng gây ra một ảnh hưởng trì
tuệ không nhất quán.

Việc đặt vấn đề quá chi li

(b) Việc giao các bài tập quá ngắn

kèm với câu hỏi “chia chẻ” chi li (như
vẫn thường diễn ra để cho qua thời gian
trả bài học thuộc) cũng gây tác dụng hệt
như vậy. Lối học hành tệ hại này thường
diễn ra rõ nhất trong những môn như
Lịch sử và Văn học, những môn trong
đó tài liệu thường bị chia chẻ tủn mủn
làm phá vỡ tính thống nhất của ý nghĩa
thuộc về một phần nhất định của nội
dung, phá hủy tính tương quan và thực
tế quy giản toàn bộ chủ đề về sự tích tụ
những chi tiết tháo rời có cùng thang độ.
Một việc thường xuyên xảy ra mà người
thầy ít để ý, đó là tâm trí của người thầy
đó
mang theo và cấp cho sự nhất quán
của ý nghĩa một hậu cảnh trên đó các
học trò phác những mảnh ý kiến rời rạc
chắp vá.

Việc lấy sự tránh bớt sai lầm để làm thành mục tiêu

(c) Sự chú mục vào việc tránh mắc

sai lầm thay vì vươn tới năng lực cũng
có chiều hướng đưa đến sự đứt đoạn
dòng ngôn từ và suy tư liền mạch.
Những trẻ em thoạt đầu có điều gì muốn
bày tỏ cùng cả niềm háo hức muốn nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.