(iii) Diễn ngôn lưu loát: Như ta đã
thấy, ngôn ngữ kết nối và tổ chức các ý
nghĩa cũng như lựa chọn và xác lập
chúng, vì từng ý nghĩa được tạo lập
trong bối cảnh của một tình huống nhất
định, nên mọi từ với tác dụng cụ thể
thuộc về một câu nhất định (bản thân từ
ấy có thể biểu thị một câu đã cô đúc), và
câu văn, đến lượt nó, thuộc về một câu
chuyện, một sự mô tả hay quá trình lập
luận rộng hơn. Tuy thế, chúng ta có thể
lưu tâm đến một vài cách thức trong đó
những lối thực hành của trường học có
xu hướng phá vỡ sự liền mạch của ngôn
từ và do vậy gây hại cho tư duy hệ
thống.
Sự quan trọng của diễn ngôn liền mạch
(a) Những người làm thầy có thói
quen độc thoại liên hồi kỳ trận. Nhiều
giáo viên, nếu không muốn nói là hầu
hết, hẳn sẽ kinh ngạc nếu cuối buổi có
người tổng kết lượng thời gian họ đã nói
so với bất cứ học sinh nào khác. Học
sinh thường chỉ được bộc bạch ý kiến
trong khi trả lời các câu hỏi bằng những
đoản ngữ hoặc những câu đơn lẻ rời rạc.
Việc giảng giải và giải thích thuộc về
người thầy, và họ thường mặc nhận bất
cứ hàm ý nào chứa trong câu trả lời của
học trò, rồi sau đó bàn rộng ra điều mà
người thầy ấy cho rằng học trò chắc hẳn