nghĩ cụ thể, đơn giản can dự vào toàn bộ
sự giao cảm của chúng ta với sự vật, một
sự việc không chỉ diễn ra trên bình diện
thể lý thuần túy.
Động lực đồng cảm trong việc mở rộng hiểu biết
I. Mọi người đều có một ham muốn
tự nhiên – gần giống trí tò mò – ấy là
việc mở rộng ra hơn nữa trường giao lưu
của mình với người và sự vật. Những
biển cấm mang gậy và ô dựng trong các
phòng triển lãm nghệ thuật là bằng
chứng rõ ràng cho thấy đối với nhiều
người, việc chỉ đơn giản nhìn ngắm thôi
thì chưa đủ; có người cảm thấy còn thiếu
hụt trong nhận biết chừng nào chưa
được trực tiếp chạm tay hay sờ nắm. Đòi
hỏi về việc có một hiểu biết đầy đủ hơn
và sâu sát hơn không giống mấy so với
sự hứng thú đầy ý thức trong việc quan
sát chỉ để quan sát. Ham muốn về sự mở
rộng, về sự “hiện thực hóa bản thân”,
chính là động cơ cho việc đó. Sự hứng
thú đó mang tính giao cảm, có ý nghĩa
đồng cảm về mặt xã hội và thẩm mỹ hơn
là có ý nghĩa nhận thức. Trong khi niềm
hứng thú này đặc biệt tỏ ra bén nhạy ở
trẻ em (vì kinh nghiệm thực tế của
chúng còn khá ít ỏi và kinh nghiệm tiềm
tàng của chúng thì rất lớn), nó vẫn định
hình được tính cách cho người trưởng
thành khi mà lề thói sáo mòn còn chưa