nhưng không có phản ứng gì. Lâm Bưu lại tiếp tục nói, “Việc con
cáo già mời ta dự tiệc tối nay, đó là cơ hội để bắt tay nhau trở lại,
hay đó là cái bẫy hãm hại ta? Các ngươi nghĩ thế nào? Ta có nên
đi hay không?”
Chờ Lâm Bưu ngồi xuống một chiếc ghế sô pha, Lâm Lập Quả
mới lên tiếng. “Con nghĩ chúng ta phải ra tay trước. Các dấu hiệu
đã quá rõ ràng. Lão già quỷ quyệt hơn chúng ta tưởng. Hiển
nhiên hắn ta đã có kế hoạch sẵn trong tay áo. Chúng ta sẽ làm gì
nếu hắn ra tay trước?”
Đến đây Hoàng Vĩnh Thắng đề nghị thay đổi thời điểm của
cuộc đảo chánh. Tuy nhiên theo Hoàng Vĩnh Thắng thì nếu cứ
tiếp tục kế hoạch Tháp Bảo Sơn thì không thể bắt đầu sớm hơn
vài ngày được. Hoàng Vĩnh Thắng vẫn muốn tiếp tục kế hoạch
Tháp Bảo Sơn, và vấn đề quan trọng nhất lúc bấy giờ là bàn luận
xem Lâm Bưu có nên tham dự tiệc mời của Mao hay không. Rồi
Hoàng Vĩnh Thắng đề nghị Lâm Bưu không nên tham dự bữa
tiệc tối hôm đó trong tư dinh của Mao, trừ phi mở ngay cuộc đảo
chánh.
Mọi người đưa ra ý kiến Lâm Bưu giả vờ bị bệnh và cáo từ
không dự tiệc được, còn Lâm Lập Quả thì muốn ra tay ngay,
thay thế kế hoạch Tháp Bảo Sơn bằng một kế hoạch đảo chánh
khác. Lâm Bưu không nói năng gì, chỉ nhắm mắt ngồi nghe.
Diệp Quần hối thúc Lâm Bưu cho biết ý kiến, thì Lâm Bưu nhắc
lại tôn chỉ của mình là không bao giờ xuất quân mà không sửa
soạn trước và không nắm chắc phần thắng. Lâm Bưu quyết định
đi dự tiệc đêm đó với Mao, vì cho rằng bữa dạ tiệc là cơ hội tốt để
dò xét Mao. Lâm Bưu muốn bà vợ Diệp Quần cùng đi dự tiệc với
mình, nhưng yêu cầu phải bố trí trước khi ra đi.
Theo sự bố trí của Lâm Bưu thì Hoàng Vĩnh Thắng và Ngô
Pháp Hiến sẽ phải túc trực tại phòng hành quân trong Tháp Bảo
Sơn. Lâm Lập Quả ở lại tư dinh của Lâm Bưu để theo dõi Lâm