huy sư đoàn 115 thuộc bát lộ quân mới thành lập cùng với
Nhiếp Vĩnh Trăn làm chính uỷ. Lâm Bưu chứng tỏ tài năng
quân sự quán thế trong một trận đánh nổi tiếng, đánh bại đoàn
quân Nhật bách chiến bách thắng của tướng Itagaki Seshiro tại
Bình Hình Quan. Chiến thắng này tạo được một niềm phấn khởi
vô biên cho Trung Hoa, và cũng là một khúc quanh lịch sử quan
trọng cho Trung Hoa và cho sự nghiệp của cả Lâm Bưu và Mao
Trạch Đông.
Sau đó Lâm Bưu phải sang Nga Sô để điều trị các thương tích
của những trận đánh trong năm 1938. Trong thời gian dưỡng
thương tại Nga Sô, Lâm Bưu đảm nhiệm chức vụ đại diện cho
Trung Cộng tại tổ chức cộng sản quốc tế tại Mạc Tư Khoa. Năm
1942 Lâm Bưu trở về Trung Hoa và làm viện trưởng Viện Chính
trị Quân sự chống Nhật tại Diên An. Lâm Bưu ủng hộ Mao Trạch
Đông hơn bao giờ hết. Lâm Bưu tuyên bố cộng đảng Trung Hoa
có thể thành công như cộng đảng Nga Sô nếu được Mao Trạch
Đông tiếp tục lãnh đạo. Tháng 4-1945 Lâm Bưu được bầu làm
ủy viên ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Trung Hoa.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng tháng 9-1945, Mao phái Lâm Bưu
sang Mãn Châu nắm quyền quân sự và chính trị tối cao tại đây.
Lâm đã thành công giữ cho lực lượng cộng sản đương cự với
quân đội Quốc dân đảng mạnh hơn, mà chỉ bị rất ít tổn thất.
Đến năm 1947 thì Lâm Bưu đã loại được Quốc dân đảng và làm
chủ được toàn thể lãnh thổ Mãn Châu. Tháng 10-1948 Lâm Bưu
trở thành tư lệnh của đệ tứ dã chiến quân cùng với La Vĩnh
Hoàn làm chính ủy. Trong giai đoạn từ 1947 đến 1949, Lâm Bưu
tiến xuống miền nam và lãnh đạo một trong ba chiến dịch quan
trọng nhất đánh bại Quốc dân đảng. Chiến thắng cuối cùng của
Lâm Bưu là chiếm được đảo Hải Nam tại miền cực nam của
Trung Hoa. Quân số dưới quyền Lâm Bưu bành trướng từ một
trăm ngàn lên tới trên một triệu. Lâm đã đạt được chiến thắng
trên khắp lãnh thổ Trung Hoa. Chính vì thế, mặc dầu mới có 42