được và mắc kẹt bên bờ sông, trong lúc đại quân Quốc dân đảng
đang gấp rút đuổi tới phía sau. Vượt qua cầu Đại Độ là một trong
những khó khăn lớn nhất của hồng quân trong cuộc Vạn Lý
Trường Chinh. Một số hồng quân, trong đó có Hoàng Vĩnh
Thắng, liều mạng đu theo những giây xích sang tấn công quân
trú phòng ở đầu cầu bên kia, trong lúc súng máy của quốc quân
bắn xối xả. Rất nhiều hồng quân trúng đạn rơi xuống sông.
Nhưng một số ít, trong đó có Hoàng Vĩnh Thắng, qua được đầu
cầu bên kia, ném lựu đạn vào các ổ phòng thủ của quốc quân, và
chiếm được đầu cầu.
Tuy nhiên sự thực không đúng như tài liệu của hồng quân
ghi lại. Tình hình cuộc Vạn Lý Trường Chinh do chính những
hồng quân trong cuộc kể lại, và do đó không khỏi có phần đề cao
và phóng đại thành tích của hồng quân. Thực ra gặp lúc cực kỳ
khốn quẫn tại bờ sông Đại Độ, Mao Trạch Đông đã viết thư năn
nỉ xin sứ quân Lưu Văn Hội mở đường cho hồng quân thoát
hiểm. Mao Trạch Đông cũng giải thích cho Lưu Văn Hội biết
rằng sau khi Tưởng Giới Thạch diệt xong phe cộng sản thì sẽ
quay lại diệt các sứ quân. Lưu Văn Hội cũng e sợ Tưởng Giới
Thạch sẽ tiêu diệt mình, một khi đã loại trừ được Mao Trạch
Đông và phe cộng sản, nên quyết định để cho hồng quân qua
cầu Đại Độ. Sau này khi cộng sản làm chủ Hoa lục, Lưu Văn Hội
được Mao Trạch Đông rất trọng dụng để trả ơn cứu tử tại cầu Đại
Độ. Trong cuộc Cách mạng Văn hoá, Hoàng Vĩnh Thắng được
Lâm Bưu bổ nhiệm vào chức tổng tham mưu trưởng, thay thế
tướng Dương Thành Vũ.
Viên tướng thứ hai trong Tứ Đại Kim Cương là Ngô Pháp
Hiến, tư lệnh không quân. Ngô Pháp Hiến là đại diện không
quân trong Bộ Chính Trị. Họ Ngô khởi binh nghiệp bằng các
chức vụ chính ủy của các trung đoàn và sư đoàn. Trong trận
đánh Thiên Tân dưới quyền chỉ huy của Lâm Bưu, Ngô Pháp
Hiến là chính ủy của đệ tứ dã chiến quân, và sau đó giữ chức vụ