tuổi, Lâm Bưu đã trở thành một nhân vật danh tiếng lẫy lừng
nhất của quân đội nhân dân Trung hoa.
Từ 1949 đến 1954, Lâm Bưu là ủy viên Hội đồng Chính phủ
Nhân Dân Trung ương, và đồng thời là phó chủ tịch Hội đồng
Quân sự, kiêm chủ tịch ủy ban quân quản tại miền nam Trung
Hoa. Lâm Bưu đứng hàng thứ ba trong số mười thống chế của
hồng quân Trung Hoa, sau Chu Đức và Bành Đức Hoài. Sau cuộc
giải phóng, Lâm Bưu dường như lui vào bóng tối. Lâm Bưu rất ít
khi xuất hiện trước công chúng, một phần vì lý do sức khoẻ. Tuy
nhiên Lâm Bưu vẫn tiếp tục giữ những chức vụ quân sự và
chính trị cao cấp, và được quân đội hậu thuẫn. Lâm Bưu đã lợi
dụng lúc thống chế Bành Đức Hoài bận chỉ huy chí nguyện quân
Trung Hoa tại Hàn Quốc và thống chế Chu Đức quá già yếu, để
củng cố quyền lực của mình trong bộ máy quân sự Trung Cộng.
Lâm Bưu có bốn thuộc hạ thân tín trong quân đội, và bốn tướng
này thường được gọi là Tứ Đại Kim Cương của Lâm Bưu.
Tứ Đại Kim Cương
Hoàng Vĩnh Thắng, đại tướng tham mưu trưởng quân đội
nhân dân Trung Hoa, là viên tướng đứng đầu Tứ Đại Kim
Cương. Hoàng Vĩnh Thắng là một trẻ mục đồng tại tỉnh Giang
Tây trước khi gia nhập hồng quân. Năm 1931 Hoàng Vĩnh
Thắng trở thành một trung đoàn trưởng. Trong cuộc Vạn Lý
Trường Chinh, Hoàng Vĩnh Thắng nổi danh là một anh hùng
trong hồng quân tại cầu Đại Độ. Khi ấy hồng quân bị quân Qưốc
dân đảng truy đuổi ráo riết, và chạy tới bờ sông Đại Độ, một con
sông hiểm trở có nhiều ghềnh thác chảy xiết và nhiều vực thẳm.
Trong lịch sử Trung Hoa đã có nhiều trận đánh quyết định ngay
trên bờ sông Đại Độ này. Con sông Đại Độ chỉ có một cây cầu
bằng giây xích lớn bắc ngang sông, bên trên giây xích là những
tấm ván bằng gỗ. Khi thấy hồng quân tiến tới gần con sông,
quân đội của sứ quân Lưu Văn Hội đã tháo gỡ những tấm ván gỗ
bắc trên những sợi xích, khiến cho hồng quân không qua sông