11
Chưa có thể nói rằng thiếu tá Gô-mô-la đã hài lòng về kết quả công
việc của chúng tôi. Ông chỉ “Hườm, hườm, được đấy” trong khi ngậm tẩu
thuốc, rồi đề nghị tôi cho biết số sản xuất ghi trên khẩu súng. Sau vài phút,
ông gọi cho tôi, báo rằng số khẩu súng ấy chưa hề thấy đăng ký ở đây và
cần phải đưa súng đi kiểm tra giám định bằng máy com-pa-ra-tơ. Chưa thể
biết được, kết quả giám định sẽ cho ta những bất ngờ gì.
Máy com-pa-ra-tơ là một thiết bị tinh vi, dùng nó có thể so sánh được
các dấu vết còn để lại trên viên đạn, do đường rãnh của nòng súng gây ra.
Không loại trừ khả năng là khẩu súng lục của Gô-rắc đã có “quá khứ” của
nó. Chẳng hạn, mới đây, người ta đã tìm thấy một khẩu súng, mà khi giám
định bằng máy com-pa-ra-tơ, thì xác nhận được rằng chính đó là khẩu súng
đã bắn chết một người ở gần biên giới năm 1954. Kính hiển vi trong máy
đã tìm đúng lai lịch của khẩu súng và do đấy đã tìm ra thủ phạm, hắn ta
đang ung dung sống ở Pra-ha đã 10 năm nay!
Và sống rất đàng hoàng! Hắn ăn cướp tài sản người bị giết, lấy hết
tiền, của quý, trị giá tới vài trăm ngàn cua-ron.
Nhưng thôi, hãy trở lại công việc. Tôi chưa kịp bỏ máy, thì lại thấy Sê-
di-vư gọi và thông báo về Gô-li-kô-va. Cô ta sinh ở đâu và ở cơ quan “Xuất
khẩu thiết bị kỹ thuật” đánh giá cô ra sao. Ngày hôm qua, không một phút
nào cô ta rời chỗ làm việc, vì cô phải ngồi họp và ghi tốc ký. Không có khả
năng cô ta vắng mặt lúc nào hết. Đến cả bưng cà phê và nghe điện thoại
cũng do một cô thư ký khác làm.
Vậy là Gô-li-kô-va hoàn toàn không thể có mặt để gây án. Pích-le
không hề gặp cô ta. Nếu vậy anh ta đã vội vã đi đâu và gặp ai?
Có thể có ai đó gọi anh ta ra khỏi khách sạn để một người khác đến
cắm kim vào trong giầy.
Vậy là, ngoài Pích-le và người đồng mưu trong công việc này, còn có
một người thứ ba biết chuyện này. Nhưng hắn là ai? Thành viên trong đội