Jr. ấy hẳn sẽ ngạc nhiên tự hỏi tại sao cả người Pháp lẫn người Tahiti
đều nhìn mình cười tủm tỉm vậy. Vụ chơi khăm này quả là một nét cọ
hoàn hảo. Thì Cohn là một nghệ sĩ thật sự mà.
Cô ả Meeva đang đợi y bên lề đường, trước một cửa hiệu Tàu. Ả
mặc quần Jean, điều mà Cohn rất tởm - Phải có sắc luật cấm các cô gái
Tahiti mặc blue jean mới được, y thầm nghĩ - Y đưa cho ả tấm chi
phiếu.
“Đây này. Ba trăm đô. Đổi đi.”
Ả nhổ một tiare, bông ban trắng, trên đầu xuống, âu yếm đặt lên
vành tai của gã popaa của ả. Y cầm lấy tay ả. Y thích thấy tay ả trong
tay mình cũng như y thích cùng ả tay trong tay đi dọc đại dương, với
một bông hoa trên vành tai. Bằng cách nào đó, y cảm thấy mình vô tội,
tưởng như y nắm lại được ít nhất một phần nào đó của “con người của
mình trước khi thế giới bắt đầu.”
Mặt trời - đỏ ối, sưng vù như thể sắp bung ra và hạ sinh một thiên
anh hùng ca mới, đẫm máu - đang nặng nề chìm xuống biển trong ánh
sáng nhạt nhòa của buổi bắt đầu của thế giới, như đang khẳng định
rằng hẳn phải từng có ánh sáng nào đó cho một cuộc chuyển dạ như
vậy. Rồi màu chàm và xanh thẫm ngự trị hết vùng Moorea, còn đầm
nước thì chìm hẳn vào bóng tối - Hàng dừa chỉ còn là những bóng đen,
tuy vẫn chút ít ánh bạc nơi chỗ mà cát bắt đầu trải ra biển. Và cái thế
giới đã chết của những đá - mẹ, Madrepore, thường được gọi là san
hô, đang đưa lên khỏi đầm nước đen những mảnh xám xịt của sự sống
của mình, với những con còng biển màu vàng nhỏ xíu đang chạy rối
rít giữa đám rong.
Ba trăm đô la thì cũng lớn bộn, nhưng một phần còn phải để
trang trải cho sơn, bút vẽ. Thật là phí tiền vô ích nếu xét rằng Cohn
chẳng khi nào sờ đến cây cọ; rằng y hoàn toàn thiếu khả năng trong
lãnh vực này. Tuy vậy, các du khách mà gã hướng dẫn viên Puccioni
đưa đến Ngôi nhà Hoan Lạc chờ đợi gặp nơi đây một không khí có vẻ
nghệ thuật, nên đơn giản là cần phải có nhiều sơn dầu, “cho những