CÁI TẾT CỦA MÈO CON - Trang 160

À, thế mà cũng đòi biết máy đồng hồ! Nó thấy cái quả lắc chạy lúc

lắc, nó gọi là “cái chân”! Chán thật!

Nghe cái Nga nói, tôi chả tức mà chỉ buồn cười. Tôi kể bố nghe hôm

ấy bác Thụy bác ấy lau bóng loáng. Xong tôi lại được móc quả lắc vào, khẽ
đẩy một cái nó kêu “tích… tắc”.

Đồng hồ nhà bác Thụy ở liền phòng nhà tôi. Cứ mười lăm phút, đồng

hồ bác ấy lại gõ chuông:

“Tính tang tang tình… Tình tang tính tang…” Nghe cứ như đồng hồ

nó nói: “Ấy mau lên nào! Bài xong hết chưa? Ấy mau lên nào!”

Từ khi có cái đồng hồ báo thức, tôi ra sức chăm nom nó. Tôi lên dây,

lau chùi mặt kính và vỏ nhựa hàng ngày. Cái Nga thì học chữ số ngay trên
đồng hồ và học xem giờ giấc. Đồng hồ nhà tôi có tiếng chuông reo “ác”
thật, vang và trong như dế cộ gáy sau đêm mưa. Đặc biệt là tối không có
đèn, hai cái kim của nó cứ sáng lóe lên như đom đóm. Nó suốt tháng ngày
tí ta tí tách, chăm chỉ chạy rất đều rất đúng, nhắc nhở anh em tôi giờ ngủ,
giờ chơi, giờ ăn. giờ học. Chúng tôi lớn lên mà nó vẫn cứ thế, vẫn tròn tròn
bé bé và đứng nguyên chỗ cũ.

Thấm thoắt tôi đã lên lớp ba, cái Nga vào lớp một. Vỏ đồng hồ hơi

vàng đi, nắp sắt phía sau gỉ lấm tấm. Nhưng nó vẫn chạy, rất đều, tí ta tí
tách.

Đùng một cái, thằng Níchxơn ném bom lại. Anh em tôi lại phải theo

quan đi sơ tán. Mẹ tôi được bố tôi cho mượn cái đồng hồ đeo tay, còn

bố tôi ở Hà Nội dùng chiếc đồng hồ báo thức.

Sống ở nông thôn từ hôm đó, tôi nhớ cái đồng hồ quá. Đêm nào mẹ tôi

gọi dậy chạy báo động xong, vào giường nằm chưa ngủ tiếp được, tôi lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.