Chương II
Cái Ta và cái Đó
(the Ego and the Id)
Khảo cứu bệnh lý đã hướng chú tâm của chúng ta quá thiên biệt về cái bị-
trấn áp. Giờ đây, chúng ta nên học hỏi thêm hơn về Ego, chúng ta biết rằng
cả nó nữa, cũng có thể là vô thức trong ý nghĩa đúng đắn của từ ngữ. Cho
đến nay, hướng dẫn duy nhất chúng ta đã có trong những điều tra của chúng
ta đã là dấu hiệu phân biệt về tư cách có ý thức hoặc vô thức; cuối cùng
chúng ta đi đến xem thấy điều này có thể hàm hồ không rõ ràng ra sao.
Bây giờ, tất cả kiến thức của chúng ta lúc nào cũng không đổi, bị buộc với
hữu thức. Ngay cả Ucs. chúng ta có thể đi đến nhận biết chỉ bằng cách làm
nó là ý thức được. Nhưng hãy dừng lại, điều đó có thể có được ra sao? Khi
chúng ta nói “làm một-gì-đó là có ý thức” có nghĩa gì? Điều đó có thể xảy ra
thế nào?
Chúng ta đã biết rồi điểm nào từ đó chúng ta phải bắt đầu trong sự kết nối
này. Chúng ta đã nói rằng hữu thức là bề mặt của bộ máy tâm thần; có nghĩa
là, chúng ta đã qui gán cho nó như một chức năng với một hệ thống, vốn về
không gian là cái trước nhất chạm biết đến được từ thế giới bên ngoài - và
về không gian không chỉ trong ý nghĩa chức năng, nhưng trong trường hợp