Những những biểu-hiện-ngôn từ này là những tàn dư của ký ức; chúng đã
từng một lần là những nhận thức, và giống như tất cả những tàn dư của trí
nhớ, chúng có thể lại trở thành ý thức lần nữa [4]. Trước khi chúng ta tự bận
tâm thêm nữa với bản chất của chúng, nó rạng sáng với chúng ta giống một
khám phá mới rằng chỉ một-gì-đó vốn một lần đã từng là một nhận thức hữu
thức có thể trở thành hữu thức, và rằng bất cứ điều gì nổi lên từ bên trong
(ngoài những cảm xúc) vốn tìm để trở thành có ý thức phải cố gắng tự
chuyển biến nó vào trong những nhận thức đến từ bên ngoài: điều này trở
thành có thể được bằng những phương tiện của những dấu-khắc-ký ức [5].
Chúng ta nghĩ về những tàn dư gợi trí nhớ, như được chứa đựng trong hệ
thống vốn chúng trực tiếp bên cạnh hệ thống Nhận thức–Ý thức (Pcpt.-Cs.),
như thế khiến những kết tập năng lực [6] của những tàn dư này có thể sẵn
sàng mở rộng từ bên trong đến những yếu tố của hệ thống sau này [7]. Ở
đây, chúng ta lập tức nghĩ đến những ảo giác [8], và đến sự kiện rằng ký ức
sống động nhất thì luôn luôn phân biệt được với một ảo giác và với một
nhận thức bên ngoài [9]; nhưng nó cũng sẽ xảy ra với chúng ta ngay lập tức
rằng khi một ký ức được hồi sinh, năng lực tinh thẩn vẫn còn lại trong hệ
thống trí nhớ, trong khi một ảo giác, vốn nó không phân biệt được với một
nhận thức, có thể nổi lên khi năng lực tinh thẩn không chỉ thuần đơn giản là
lan rộng từ dấu-khắc-ký ức vào tới yếu tố nhận thức, nhưng truyền toàn bộ
sang qua nó.
Những tàn dư có tính ngôn từ có nguồn gốc chính yếu từ những nhận thức
thính giác [10], như thế khiến hệ thống Pcs. như nó đã có, có một nguồn
cảm giác đặc biệt. Những thành phần thị giác của những biểu-hiện-ngôn từ
là thứ yếu, đã thu tập qua mắt đọc, và có thể bắt đầu với bị bỏ qua một bên;
như vậy những hình ảnh động cơ của từ ngữ, trừ trường hợp câm-điếc, có
thể đóng vai của những chỉ định phụ thuộc. Trong yếu tính, sau cùng tất cả,
một từ ngữ, là tàn dư có tính gợi nhớ của một từ ngữ đã từng được nghe.