Những nhận thức từ bên trong mang lại những cảm xúc của những tiến trình
dâng lên trong những tầng lớp đa dạng nhất và chắc chắn cũng sâu thẳm
nhất của bộ máy tâm thần. Được biết rất ít về những cảm giác và những cảm
xúc này; những gì đó thuộc về những chuỗi thích-thú / không-thích-thú vẫn
có thể được coi là những thí dụ tốt nhất về chúng. Chúng là nguyên thủy
hơn, sơ khai hơn, hơn những nhận thức phát sinh từ bên ngoài và chúng có
thể xảy ra ngay cả khi hữu thức bị che tối. Ở chỗ khác [15] tôi đã bày tỏ
quan điểm của tôi về tầm quan trọng kinh tế lớn lao hơn của chúng, và
những lý do về lý thuyết tâm sinh lý cho điều này. Những cảm giác này là có
tính nhiều-ngăn-tầng [16], giống như những nhận thức từ bên ngoài; chúng
có thể đến từ nhiều chỗ khác nhau cùng một lúc, và do đó có thể có những
phẩm chất hoặc khác nhau, hoặc thậm chí đối nghịch nhau.
Những cảm giác thuộc một bản chất thích thú không có bất cứ gì có tính di
truyền bắt buộc về chúng, trong khi những cảm giác thuộc bản chất không
thích thú có nó ở mức độ cao nhất. Những cảm giác sau bắt buộc hướng tới
thay đổi, hướng tới phóng thải, và đó là lý do tại sao chúng ta giải thích
không-thích thú như hàm ngụ một sự căng thẳng dâng cao, và thích thú như
một sự giảm thấp của sự kết tập năng lực. Chúng ta hãy cùng gọi những gì
trở thành ý thức khi thích thú và không thích thú như một “một-gì-đó” định
tính và định lượng trong tiến trình của những biến cố tinh thần; sau đó câu
hỏi là – không biệt liệu “một-gì-đó” có thể trở thành ý thức tại chỗ nó là hay
không, hoặc không biết liệu nó trước tiên phải được chuyển đến hệ thống
nhận thức (Pcpt.) hay không.
Kinh nghiệm từ thực tế bệnh viện [17] quyết định cho điều kể sau. Nó cho
chúng ta thấy rằng “một-gì-đó” này cư xử như một xung lực bị dồn nén kềm
chế. Nó có thể hành xử sức mạnh thúc đẩy mà không có Ego nhận biết sự
thúc bách. Không cho đến khi có sự đề kháng với sự thúc bách, một ngăn
chặn làm nghẽn trong phản ứng-phóng thải, làm “một-gì-đó”, liền lập tức trở