Sau sự làm sáng rõ này về những liên hệ giữa nhận thức bên ngoài và bên
trong với hệ thống Pcpt.-Cs. ngoài bề mặt, chúng ta có thể tiếp tục khai mở
ý tưởng của chúng ta về Ego. Nó bắt đầu, như chúng ta thấy, từ hệ thống
Pcpt; vốn đó là hạt nhân của nó, và bắt đầu bằng ôm lấy Pcs., vốn nối cạnh
với những tàn dư gợi trí nhớ. Nhưng, như chúng ta đã học được, Ego thì
cũng là vô thức.
Bây giờ tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thu được rất nhiều bằng đi theo gợi ý của
một nhà văn, là người với những động cơ cá nhân, tự phụ khẳng định rằng
ông không có dính dáng gì với sự chặt chẽ của khoa học thuần túy. Tôi đang
nói về Georg Groddeck [20], người không bao giờ mệt mỏi nhấn mạnh rằng
những gì chúng ta gọi là Ego của chúng ta, chủ yếu là cư xử một cách thụ
động trong đời sống, và như ông đã diễn tả, rằng chúng ta thì “bị sống” bởi
những sức mạnh không biết được, và không thể kiểm soát được [21]. Chúng
ta đã tất cả đều có những ấn tượng thuộc cùng loại, mặc dù chúng có thể đã
không tràn ngập chúng ta đến mức loại trừ tất cả những gì khác, và chúng ta
phải cảm thấy không do dự trong việc tìm một chỗ cho khám phá của
Groddeck trong cấu trúc của khoa học. Tôi đề nghị lưu tâm coi trọng khám
phá ấy, bằng cách gọi thực thể vốn nó khởi đầu từ hệ thống Pcpt. và bắt đầu
bằng tư cách là Pcs. là “Ego”, và bằng đi theo Groddeck khi gọi phần khác
của não thức - vào trong phần đó toàn bộ thực thể này mở rộng, và nó cư xử
như thể nó đã là Ucs. - là “Id” [22].
Chúng ta sẽ sớm xem liệu chúng ta có thể lấy được bất cứ lợi điểm nào từ
quan điểm này cho những mục đích, hoặc là thuộc về mô tả hoặc là thuộc về
hiểu biết. Bây giờ, chúng ta sẽ nhìn một cá nhân như là một Id tâm lý, không
biết rõ và vô thức, có Ego nằm trên bề mặt của nó, có hệ thống Pcpt. phát
triển từ nhân của nó. Nếu chúng ta thực hiện một cố gắng để trình bày điều
này bằng hình ảnh, chúng ta có thể thêm rằng Ego không hoàn toàn bao bọc
lấy Id, nhưng chỉ làm như vậy tới mức độ mà trong đó hệ thống Pcpt. hình
thành bề mặt của nó (của ego), nhiều hoặc ít hơn như đĩa mầm nằm dựa trên