biến vốn chúng ta đều quen thuộc tất cả với chúng; tuy nhiên, đồng thời nó
chỉ được xem như chủ trì cái tốt trên mức trung bình, hoặc “một cách lý
tưởng”.
Sự quan trọng chức năng của Ego được thể hiện trong sự kiện vốn bình
thường kiểm soát những tiếp cận với tính chất di động được trao cho nó. Thế
nên, trong quan hệ của nó với Id là giống như một người trên lưng ngựa,
người ấy phải nắm lấy kiểm soát sức mạnh vượt trội của con ngựa; nhưng
với sự khác biệt này, rằng người cỡi cố gắng làm thế với sức mạnh của
mình, trong khi Ego dùng những sức mạnh vay mượn. Sự tương tự có thể
được kéo xa thêm một chút nữa. Thường thường một người cỡi ngựa, nếu
ông không rời bỏ con ngựa của mình, thì buộc có bổn phận phải hướng dẫn
nó, đến nơi nó muốn đi [25]; trong cùng một cách như thế, Ego là trong thói
quen của biến đổi ý chí của của Id vào trong hành động như thể nó là của
riêng Ego.
Bên cạnh ảnh hưởng của hệ thống Pcpt., một yếu tố khác dường như đã
đóng vai một phần trong gây ra sự hình thành của Ego và sự khác biệt của
nó với Id. Cơ thể riêng của một người, và trên tất cả bề mặt ngoài của nó, là
một chốn mà từ đó cả hai, những nhận thức bên ngoài và bên trong, có thể
bùng dậy. Nó được nhìn thấy giống như bất kỳ đối tượng nào khác, nhưng
với sự sờ chạm, nó mang lại hai loại cảm giác, một trong chúng có thể là
tương đương với một nhận thức bên trong. Tâm-Sinh lý học đã thảo luận
đầy đủ về cách thức trong đó cơ thể riêng của một người đạt được vị trí đặc
biệt của nó giữa những đối tượng khác trong thế giới của nhận thức. Đau
đớn, cũng vậy, dường như đóng vai một phần trong tiến trình, và cách trong
đó chúng ta đạt được kiến thức mới về những cơ quan thân thể của chúng ta
trong bệnh tật đau đớn có lẽ là một mô hình về cách vốn qua nó nói chung,
chúng ta đạt đến ý tưởng về cơ thể của chúng ta.