thành có ý thức như sự không thích thú, khó chịu. Trong cùng một lối (như
thế), khiến những căng thẳng phát sinh từ nhu cầu thể chất có thể vẫn còn vô
thức, đau đớn cũng có thể như thế - một điều-gì trung gian giữa nhận thức
bên ngoài và bên trong, vốn nó cư xử giống như một nhận thức bên trong,
ngay cả khi nguồn của nó là trong thế giới bên ngoài. Thế nên, cũng vẫn còn
đúng, rằng những cảm giác và những cảm xúc, cũng vậy, chỉ trở thành ý
thức qua sự đạt đến hệ thống nhận thức (Pcpt.); nếu lối đi tới trước bị ngăn
cấm, chúng không đi vào với tư cách là những cảm giác, mặc dù “một-gì-
đó” trong tiến trình kích thích, vốn tương ứng với chúng, thì cũng là cùng
như thế, nếu như chúng đã làm. Sau đó chúng ta đi đến, trong một cách thức
cô đọng và không hoàn toàn chính xác, nói về “những cảm xúc vô thức”, khi
giữ một tương tự với những ý tưởng vô thức, vốn không phải là hoàn toàn
có thể biện minh được. Trên thực tế sự khác biệt là, trong khi với những ý
tưởng vô thức, những kết nối liên kết phải được tạo ra trước khi chúng có
thể được đưa vào trong hữu thức, còn với những cảm xúc, vốn tự chúng
được truyền đi trực tiếp, điều này không xảy ra. Nói một cách khác: sự phân
biệt giữa ý thức và tiền ý thức, không có ý nghĩa ở chỗ có liên quan đến
những cảm xúc, tiền ý thức ở đây bị biến mất, và những cảm xúc là hoặc có
ý thức, hoặc vô thức. Ngay cả khi chúng được gắn với những biểu-hiện-
ngôn từ, sự trở thành có ý thức của chúng không do từ hoàn cảnh đó, nhưng
chúng trở thành như thế một cách trực tiếp [18].
Phần đóng vai của những biểu-hiện-ngôn từ bây giờ đã trở nên hoàn toàn rõ
ràng. Do vị trí-trung gian của chúng, những tiến trình suy tưởng bên trong
được thực hiện vào trong những nhận thức. Nó giống như một chứng minh
của định lý rằng tất cả những kiến thức có nguồn gốc của nó trong nhận thức
đến từ bên ngoài. Khi một sự tập trung quá độ năng lực [19] của tiến trình
suy nghĩ diễn ra, những suy nghĩ thực sự được cảm nhận - như thể chúng đã
đến từ bên ngoài, - và do đó được cho là đúng thực.