những ảnh hưởng của những sự đồng hóa nhân cách như vậy. Superego có
được vị trí đặc biệt của nó trong Ego, hoặc trong liên quan với Ego, nhờ vào
một yếu tố phải được xem xét từ hai mặt: về một mặt, nó đã là sự đồng hóa
nhân cách đầu tiên, và là một đồng hóa xảy ra trong khi Ego vẫn còn yếu ớt,
và về mặt khác, nó là thừa kế cho mặc cảm Oedipus, và thế nên đã đem giới
thiệu những đối tượng cực kỳ quan trọng vào Ego. Quan hệ của Superego
với những thay đổi về sau này của Ego thì đại khái tương tự như của giai
đoạn tình dục chủ yếu trong thời thơ ấu với đời sống tình dục về sau khỏi
tuổi dậy thì. Mặc dù nó có thể tiếp cận được với tất cả những ảnh hưởng sau
này, dù sao đi nữa trong suốt cuộc đời, nó vẫn duy trì cá tính nhân cách đã
đem cho nó từ những nguồn gốc biến thái của nó từ mặc cảm-người cha - cụ
thể là, khả năng đứng riêng ra khỏi và khả năng làm chủ Ego. Nó là một vật
tưởng niệm về sự yếu kém trước đây và sự phụ thuộc trước đây của Ego, và
Ego trưởng thành vẫn bị giữ lại là đối tượng với sự thống trị của nó. Như
đứa trẻ đã một lần từng bị bắt buộc vâng lời cha mẹ của nó, Ego tuân phục
cũng giống thế với phạm trù mệnh lệnh của Superego của nó.
Nhưng sự bắt nguồn của Superego từ những kết tập năng lượng-vào-đối
tượng đầu tiên của Id, từ mặc cảm Oedipus, thậm chí với nó có ý nghĩa quan
trọng hơn nhiều. Sự bắt nguồn này, như đã được cho chúng ta thấy (chương
3), mang nó vào trong quan hệ với những thu nhận có tính phát sinh chủng
loại của Id và làm nó thành một sự tái sinh của những cấu trúc-ego trước
đây, vốn đã bỏ lại đằng sau những kết tủa của chúng trong Id. Thế nên,
Superego luôn luôn gần gũi với Id và có thể hoạt động như đại diện mặt-đối-
mặt của nó với Ego. Nó chạm xuống đến sâu thẳm trong Id, và vì lý do đó
nó cách xa với ý thức hơn so với Ego.[1].
Chúng ta sẽ hiểu rõ nhất giá trị về những quan hệ này bằng quay sang một
số những sự kiện bên giường bệnh, tuy đến nay đã lâu, mất tính mới lạ của
chúng, nhưng vẫn còn chờ dành cho thảo luận lý thuyết.