nó đương tìm thấy thỏa mãn của nó trong bệnh tật, và từ chối không chịu
buông bỏ sự trừng phạt chịu đau khổ. Chúng ta sẽ là đúng khi xem giải thích
nản lòng này là cuối cùng. Tuy nhiên, về phần có liên quan đến con bệnh,
cảm xúc tội lỗi này thì câm không nói, nó không bảo với người ấy là ông ta
phạm tội, ông ta không cảm thấy tội lỗi, ông cảm thấy bị bệnh. Cảm xúc tội
lỗi này, vốn nó là vô cùng khó khăn để vượt qu, thể hiện chính nó chỉ như
một sự đề kháng với sự hồi phục. Đây cũng là đặc biệt khó khăn để thuyết
phục người bệnh rằng động cơ này nằm sau sự kéo dài bị bệnh của ông ta,
ông giữ chặt lấy giải thích hiển nhiên hơn rằng điều trị bằng phân tâm thì
không phải là thuốc chữa đúng với trường hợp của ông [2].
Mô tả chúng ta vừa đem cho, áp dụng với hầu hết những trường hợp cực
đoan nhất của tình trạng này của sự việc, nhưng trong một chừng mức kém
hơn, yếu tố này phải được nhận biết trong rất nhiều trường hợp, có lẽ trong
tất cả những trường hợp tương đối nghiêm trọng của chứng bệnh rối loạn
thần kinh. Trong thực tế, nó có thể là chính xác đúng yếu tố này trong tình
cảnh, thái độ của ego lý tưởng, nó xác định mức độ nghiêm trọng của một
bệnh rối loạn thần kinh. Do đó, chúng ta sẽ không ngần ngại để thảo luận
đầy đủ hơn về đường lối trong đó cảm xúc tội lỗi thể hiện chính nó dưới
những điều kiện khác nhau.
Một giải thích về ý thức cảm xúc tội lỗi thông thường (lương tâm) trình bày
không có những khó khăn, nó được dựa trên sự căng thẳng giữa Ego và Ego-
lý tưởng và là sự biểu hiện của một sự lên án của Ego bởi cơ năng phê phán
của nó. Những cảm giác về tự ti đã biết quá rõ trong thần kinh học có lẽ
không xa với nó. Trong hai chứng bệnh rất quen thuộc, cảm xúc tội lỗi là
được ý thức mạnh mẽ quá mức; Ego-lý tưởng phơi bày trong chúng mức độ
nghiêm trọng đặc biệt, và thường nổi cơn cuồng nộ chống lại Ego một cách
tàn nhẫn. Thái độ của Ego-lý tưởng trong hai trường hợp này, chứng ám ảnh
loạn thần kinh và chứng u uất, trình bày cho thấy cùng với sự tương tự này,
những khác biệt mà không phải là kém ý nghĩa quan trọng.