nhận thức đau buồn vốn qua đó những chỉ trích của Superego đe dọa nó,
trong cùng một lối trong đó nó là trong thói quen ngăn đẩy một sự dồn-
năng-lượng-vào-đối tượng không thể chịu đựng kéo dài được – bằng một
hành động đàn áp. Do đó, nó là Ego thì chịu trách nhiệm về cảm xúc tội lỗi
đương còn trong vô thức. Chúng ta biết rằng, như một quy luật, Ego thực
hiện những đàn áp trong dịch vụ phụng sự cho, và theo chỉ thị của Superego
của nó; nhưng đây là một trường hợp trong đó nó đã quay cùng một vũ khí
sang chống lại (người) đốc công khắc nghiệt của nó. Trong chứng ám ảnh
loạn thần kinh, như chúng ta biết, hiện tượng hình thành-phản ứng chiếm ưu
thế, nhưng ở đây, trong chứng hysteria, Ego thành công chỉ trong việc giữ
được một khoảng cách xa với vật liệu vốn cảm xúc tội lỗi đề cập đến.
Người ta có thể đi xa hơn và đánh liều đưa giả thuyết rằng một phần lớn của
cảm xúc tội lỗi phải bình thường vẫn còn vô thức, vì nguồn gốc của lương
tâm được kết nối mật thiết với mặc cảm Oedipus, vốn thuộc về vô thức. Nếu
có bất cứ một ai đã nghiêng sang phía đưa ra mệnh đề nghịch lý rằng - con
người bình thường không phải là chỉ vô đạo đức nhiều hơn so với người ấy
tin tưởng, mà cũng còn đạo đức nhiều hơn so với người ấy được biết, phân
tích tâm lý, trên những khám phá của nó, nửa đầu của khẳng định này dựa
yên trên đó, sẽ cũng không có phản đối nào với nửa thứ hai. [4]
Đã là một bất ngờ thấy rằng một sự gia tăng trong cảm xúc tội lỗi vô thức
này có thể xoay người ta sang thành những kẻ phạm tội ác. Nhưng nó là một
sự kiện không còn nghi ngờ. Trong nhiều những kẻ phạm tội ác, đặc biệt là
những người trẻ tuổi, có thể là dò ra được một cảm xúc về tội lỗi rất mạnh
mẽ vốn nó đã có trước khi xảy ra tội ác, và do đó không phải là kết quả của
nó, nhưng là động cơ của nó. Nó như thể nếu như nó đã là một khuây khỏa
để có được khả năng buộc chặt cảm xúc tội lỗi vô thức này vào một-gì-đó có
thực và trực tiếp trước mắt [5].