CÁI TÔI VÀ CÁI NÓ - Trang 78

Trong những hình thức nhất định của chứng ám ảnh loạn thần kinh, cảm xúc
tội lỗi là quá mức ồn ào nhưng không thể biện minh chính nó với Ego. Hệ
quả theo sau đó là Ego của người bệnh nổi loạn chống lại sự qui tội của cảm
xúc tội lỗi, và tìm sự hỗ trợ của y sĩ khi (Ego) thoái thác, không nhận chịu
nó. Sẽ là dại dột để chấp nhận thế trong việc này, vì nếu làm như vậy sẽ
không có hiệu quả. Phân tích tâm lý cuối cùng cho thấy rằng Superego đang
bị ảnh hưởng bởi những tiến trình vốn Ego vẫn không biết đến. Có thể được
khám phá ra những xung lực bị trấn áp đó vốn chúng thực sự ở dưới đáy
cùng của cảm xúc tội lỗi. Vì vậy, trong trường hợp này, so với Ego,
Superego biết nhiều hơn về Id vô thức.

Trong chứng bệnh bị u uất, ấn tượng rằng Superego đã có được một nắm giữ
trên hữu thức thì lại còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhưng ở đây Ego không liều
lĩnh phản đối, nó thú nhận tội lỗi của mình và khuất phục chịu trừng phạt.
Chúng ta biết sự khác biệt. Trong chứng ám ảnh loạn thần kinh, những gì đã
trong câu hỏi đã là những xung lực khách quan, chúng đã vẫn nằm ngoài
Ego, trong khi trong chứng u uất, những đối tượng của thịnh nộ Superego
giáng xuống đã được đưa vào trong Ego qua sự đồng hóa nhân cách.

Điều chắc chắn là không rõ ràng về lý do tại sao cảm xúc tội lỗi đạt đến một
sức mạnh phi thường như thế trong hai chứng rối loạn loạn thần kinh, nhưng
vấn đề chính được trình bày trong tình trạng này của sự việc nằm ở một
hướng khác. Chúng ta sẽ tạm hoãn thảo luận về nó cho đến khi chúng ta giải
quyết xong với những trường hợp khác, trong đó cảm xúc tội lỗi vẫn còn là
vô thức.

Tìm thấy được điều này chủ yếu là trong chứng hysteria [3], và trong những
trạng thái của một loại chứng động kinh. Ở đây, cơ chế mà theo đó cảm xúc
tội lỗi vẫn còn vô thức thì dễ để khám phá. Ego động kinh ngăn đẩy một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.