Chúng ta biết rằng sự sợ hãi cái chết làm nó xuất hiện dưới hai điều kiện
(vốn thêm nữa, hoàn toàn tương tự với những tình trạng trong đó phát triển
những loại lo lắng khác), cụ thể là, như một phản ứng với một nguy hiểm
bên ngoài và như là một tiến trình bên trong, như thí dụ trường hợp của
chứng thấn kinh u uất. Một lần nữa một biểu hiện của chứng rối loạn thần
kinh có thể giúp chúng ta hiểu một trường hợp bình thường.
Nỗi sợ hãi cái chết trong chứng thấn kinh u uất chỉ thừa nhận một giải thích:
đó là Ego tự buông bỏ mình vì nó cảm thấy bản thân nó bị Superego ghét và
bức hại, thay vì yêu thương. Do đó, đối với Ego sống đồng nghĩa với là
được thương yêu - được Superego thương yêu, vốn ở đây một lần nữa xuất
hiện như là đại diện của Id. Superego làm tròn cùng một chức năng bảo vệ
và cứu vớt đã được hoàn thành trong những tháng ngày trước đó của người
cha, và về sau đó của Gót phù trợ [20] hoặc của Số mệnh. Tuy nhiên, khi
Ego thấy chính nó trong một nguy hiểm thật sự quá mức mà nó tin rằng
mình không thể vượt qua được bằng sức mạnh riêng của mình, nó bị ràng
buộc để rút ra cùng một kết luận. Nó thấy chính nó bị bỏ rơi bởi tất cả những
lực lượng bảo vệ và để cho chính nó chết. Ở đây, thêm nữa, là một lần nữa
cùng một tình trạng như nằm lót bên dưới trạng thái lo lắng lớn lao đầu tiên
của sự ra đời và sự lo lắng ấu thơ - sự lo lắng đến từ sự phân tách khỏi người
mẹ bảo bọc [21].
Những cân nhắc này làm cho khả hữu để xem sự sợ hãi của cái chết, giống
như sự sợ hãi của lương tâm, như một sự phát triển của sự sợ hãi của sự bị
thiến mất cơ quan sinh dục. Ý nghĩa lớn lao vốn cảm xúc tội lỗi có trong
những chứng loạn thần kinh làm cho nó thể mường tượng được rằng lo lắng
chứng loạn thần kinh thông thường thì được tăng cường trong những trường
hợp nghiêm trọng bằng cách tạo ra những lo lắng giữa Ego và Superego (sợ
bị thiến, của lương tâm, của cái chết).