CÁI TÔI VÀ CÁI NÓ - Trang 98

duy tâm), thêm vào những gì gọi chỉ có trong ý tưởng, hay tinh thần, xem
chúng cũng là những thực thể - ở đây là thực thể tâm lý. Trong số những nhà
theo chủ nghĩa Duy ý – Nhóm rất có ưu thế ở lục địa châu Âu, được gọi
dưới tên là Cartesian dualism – những người theo thuyết thuyết nhị nguyên
của Descartes – những người này chủ trì có hai lĩnh vực độc lập trong con
người: những gì vô hình, trừu tượng, tinh thần là res cogitans và những gì
không như thế, vật chất, là res extensa. Như thế, chúng ta thấy những gì
không ở trong hai lĩnh vực này, đặc biệt là những gì chúng ta không có ý
thức – những gì vẫn ngờ là vô thức - thì không được xem là có trong con
người. Giải thích và chủ trương như thế vì họ muốn duy trì sự thuận hợp tư
tưởng của họ với những khái niệm thần học Kitô. Thế kỷ 17, đặc biệt ở nước
Pháp, nhà thờ giữ thế lực rất quan trọng, gần như vẫn còn độc tôn và khuynh
đảo tư tưởng.

Sang đến thế kỷ 18 và về sau, ý tưởng về những tiến trình não thức vô thức
dần dần được xác định. Chúng ta thấy Kant (1724-1804) đã gợi ý rằng
những hoạt động sáng tạo của những thiên tài chảng han, là được những cứu
cánh vô thức hướng dẫn. Trong số những triết gia Đức, đặc biệt F. Nietzsche
(1844-1890), ông không bao giờ nghi ngờ sự hiện hữu của vô thức, chính
ông mới là người tạo ra từ “Id”, để chỉ những yếu tố tinh thần vô ngã nhưng
tuân theo những luật tự nhiên của thế giới vật chất, và cuối cùng đến Freud,
như chúng ta biết là người đã hệ thống hóa, khai triển và dựng một lý thuyết
hết sức quan trọng và có tầm ảnh hưởng lâu dài và sâu xa – lý thuyết về vô
thức.

Nhắc lại, Freud không phải là người khám phá ra vô thức, nhưng sau ông –
Vô thức là thực thể tâm lý, và muốn hiểu vô thức “thực” như thế nào, chúng
ta có thể bắt đầu từ tập sách The Ego and the Id này.

Ego

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.