đầy những khó hiểu, vô lý. Não thức như một thứ biển lớn. Những gì chúng
ta thấy trên mặt mặt và xuống sâu thêm một vài bước cách phần nước bên
trên, là phần có ý thức, hay hữu thức. Nhưng từ đó xuống dưới đáy, phần
bao la và đầy đen tối, là những chiều sâu vô thức chưa khám phá, chứa đầy
những quái vật kỳ lạ. Viễn cảnh này là kết quả dẫn đến từ sự phát triển của
khoa “tâm lý học chiều sâu”, chủ yếu là một quá trình thăm dò vô thức, bằng
những phương pháp phân tích tâm lý, và còn là trị liệu từ sự nhận diện được
một số những quái vật này. Hy vọng của Freud là tìm thấy và xây dựng một
khoa học nhân văn, thực nghiệm, khoa học đó sẽ cung cấp cho chúng ta một
sự nắm vững hữu thức về phần vô thức. Nhưng đã có một số người phản
đối, họ phê phán là ông đã cung cấp một huyền thoại mới cho con người
hiện đại, chứ không phải một khoa học mới.
Ngờ rằng con người có những hoạt động tinh thần vượt ngoài tầm hiểu biết
tỉnh thức của chúng ta. Đặc biệt là có lẽ là sau những giấc mơ. Thế nên, từ
buổi binh minh của văn minh loài người, chúng ta vẫn ý thức là có những gì
không ý thức được trong chúng ta – nhưng vẫn nghiêng sang xem chúng là
“mộng”, nghĩa là không thực. Vô thức vẫn nằm trong đêm tối, vẫn bị ngờ
vực, thực hay hư đây.
Dĩ nhiên ở đây, tôi đương nói về tư tưởng phương Tây mà thôi, vì ở phương
Đông, cụ thể trong tầm hiểu biết là Ấnđộ, lấy thí dụ - đặc biệt trong Phật
giáo, đã sớm có những công trình nghiên cứu rất thâm sâu về lĩnh vực của
những gì chúng ta gọi chung là vô thức (Duy Thức học là một học phái lớn
của Phật học). Quay về phương Tây, cái nôi văn hóa của Freud, chúng ta
thấy cho đến thế kỷ 17, trong tư tưởng triết học phương Tây, tựu trung có
thể thu về hai chủ nghĩa lớn, và mỗi triêt gia nếu không nghiêng về chủ
nghĩa này thì đứng về phía chủ nghĩa kia. Chủ nghĩa duy vật - Materialism –
về phương diện tâm lý, xem cơ thể và những hoạt động cơ thể - nghĩa là như
tên gọi – những gì là hữu hình vật chất - là những thực tại duy nhất để
nghiên cứu tâm lý. Chủ nghĩa duy ý - Idealism - (vẫn gọi tên sai là chủ nghĩa