Đối với Freud, não thức gồm một cái-ta, ông gọi là ego, Nó là tất cả những
suy nghĩ bình thường của một người, và nó xem dường có trách nhiệm chỉ
đạo hành vi ứng xử hàng ngày của người ấy; nhưng đó chỉ là phần đóng vai
ngoài mặt, dưới sâu là cái-đó, ông gọi là id. Chính Id trước hết chứa tất cả
những bản năng tự nhiên bẩm sinh và sau đó những cảm xúc hay tư tưởng bị
xua đuổi dồn nén của chúng ta, Những xung lực khởi từ chúng, từ id mới
thực sự là những động lực cho ứng xử của chúng ta. Trên cái-ta còn có cái-
ta-lý-tưởng, ông gọi là superego, nó duy trì những lý tưởng, những qui luật,
những nguyên tắc, tất cả đã tích lũy, chúng đến từ cha mẹ, giáo dục, xã hội,
và superego này đóng vai canh chừng, cấm đoán, kiểm soát ego qua một thứ
cảm xúc về lầm lỗi; từ căng thẳng giữa ego và superego là những gì xa gần
chúng ta thường gọi là lương tâm, hay ý thức đạo đức. Trong các tôn giáo,
cảm thức về sai trái này thường được gán cho một nguồn gốc thần linh
(tiếng nói của Gót), nhưng với Freud, đó là tiếng nói của superego. Chấn
thương tâm lý trong thời thơ ấu có thể phá vỡ sự cân bằng giữa ba cái tôi kể
trên, và ego khi ấy trở thành đấu trường nội tâm của cuộc vật lộn giữa một id
xâm lấn và một superego đe dọa. Kết quả có thể là những chứng trối loạn
thần kinh, những bệnh trầm cảm, những bất an lo lắng trong đời người.
Não thức ba ngôi
Giống Plato, Freud dùng hình ảnh của người đánh xe ngựa:
“Vì vậy, trong mối quan hệ của nó với id, ego giống như một người đàn ông
cỡi trên lưng ngựa, người đó phải cố nắm (dây cương) giữ sức mạnh vượt
trội của con ngựa, nhưng có sự khác biệt này, là người cỡi ngựa cố gắng để
làm như vậy với sức mạnh của mình, trong khi ego sử dụng những sức mạnh
vay mượn. Sự tương tự có thể được kéo xa thêm một chút nữa. Thường thì
một người cỡi ngựa, nếu ông không phải rời bỏ con ngựa của mình, ông có
trách nhiệm hướng dẫn con ngựa đi đến nơi ông muốn đi, do đó, trong cùng
một cách ego là trong thói quen chuyển đổi ý muốn của id vào hành động
như thể là của riêng của nó” (“The Ego và Id”).