- Này Tải Đăng, khanh chắc là biết thế giới bên ngoài đại nội
thế nào nhỉ?
Tải Đăng nghe thế lập tức thấy phấn chấn hẳn lên, hai mắt
như nhảy múa, quay sang nói với Đồng Trị:
- Trời ơi, Hoàng thượng không biết đấy thôi, bên ngoài cung cái
gì cũng có, hay ho vô cùng! Bên ngoài tiền môn có một chỗ vô cùng
náo nhiệt, cứ đi thẳng phía đó rồi re theo hướng Nam sẽ đến Thiên
Kiều...
Tải Đăng đang nói dở, Đồng Trị liền ngắt lời:
- Thiên Kiều đó cao bao nhiêu, có thể lên trời không?
- Trơi ơi, chỉ là một cái cầu đá to, rộng một tí thôi.
- Sao không dẫn lên trời mà vẫn gọi là Thiên Kiều?
- Hoàng thượng lại không hiểu rồi. Hoàng thượng thường được
xưng tụng là Thiên tử. Cửa phía Bắc hoàng cung chúng ta gọi là
Thiên An Môn. Từ Thiên An Môn nhìn về phía Nam thì thấy Vĩnh
Định Môn. Bên ngoài Vĩnh Định Môn có một con sông. Dân chúng
muốn vào được thành Bắc Kinh, nhất thiết phải vượt qua con
sông ấy. Về sau đã xây một cây cầu qua sông, đặt tên là Thiên
Kiều với ý nghĩa là cầu hướng tới nơi ngự của Thiên tử.
Hoàng thượng vỡ lẽ:
- À, hóa ra là như thế. Vậy khanh mau nói cho ta biết ở ngoài đó
náo nhiệt như thế nào?
- Ngay ở chỗ Thiên Kiều đã có thuyết thư, hát kịch, múa gậy, ảo
thuật, phim kéo, có cả tấu, cả hàng bán sữa đậu, có thiếu nữ hát
múa v.v..., náo nhiệt vô cùng. Quần áo bách tính bình dân mặc