liền hai quý tử. Đúng là song hỷ lâm môn. Viên Bảo Trung đại nhân
lúc đó liền nói:
- Con trai Ngưu Thị sẽ đặt tên là Viên Thế Hoàn. Tên hai đứa
ghép vào nhau sẽ là Khải Hoàn.
Con trai Thế Hoàn của Ngưu Thị chỉ sống được có ba ngày. Sau
khi Thế Hoàn chết yểu, có người nói:
- Ngưu Thị vẫn còn nhiều sữa, không có trẻ bú cũng rất khó
chịu, chi bằng bế Thế Khải sang để Ngưu Thị cùng chăm sóc.
Cha Thế Khải là Viên Bảo Trung rất đồng ý. Từ đó, Thế Khải
trở thành đứa con chung của hai ba mẹ. Mẹ đẻ Lưu Thị và mẹ nuôi
Ngưu Thị. Viên Thế Khải lớn dần lên, hình thành thói quen gọi Lưu
Thị là mẹ đẻ, Ngưu Thị là mẹ nuôi. Vợ cả của Viên Bảo Trung cũng
rất yêu quý Khải. Thế Khải tuy nghịch ngợm nhưng hiểu biết và
nói năng lễ phép, lưu loát, đến mức có gì ngon lành người ta biếu,
Viên đại nhân đều để phần cho Thế Khải cả.
Viên Bảo Trung mời thầy riêng về dạy dỗ con cái. Viên Thế
Khải học hành mau lẹ, sớm thể hiện khả năng học một biết mười.
Khi đến tuổi thành niên, Viên Thế Khải rất mực hiếu thuận với
cả hai ba mẹ. Khi bước vào con đường quan chức, Viên Thế Khải đã
thê thiếp thành đàn, phân ra sống riêng ở Bắc Kinh, Thiên Tân,
Chương Đức. Mẹ đẻ của Thế Khải là Lưu Thị sống ở Thiên Tân, sau
chết vì ốm bệnh. Viên Thế Khải khi biết mẹ đã nằm xuống
liền xin triều đình cho nghỉ, đưa thi thể mẹ về quê Hạng Thành an
táng.
Trên đường trở về Hạng Thành, Viên Thế Khải mỗi khi qua phủ,
huyện, đạo hay một thôn quan trọng nào đó cũng đều được tiếp
đón bằng cờ, hoa, lễ tế. Khi linh cửu về tới trang trại của họ Viên ở