CẤM CUNG DIỄM SỬ - Trang 511

Trong trận chiến năm Giáp Ngọ - năm Quang Tự thứ 20, sau khi

hải quân đại bại trước quân Nhật, Quang Tự đã bỏ qua sự cản trở của
Từ Hy, cố gắng phục thù nên mới dẫn đến biến pháp Mậu Tuất
năm Quang Tự thứ 24, hạ chiếu thư “Minh định quốc thị”, chiếu
thị cho dân chúng. Cũng trong năm đó, Quang Tự quyết định chấn
hưng thủy quân học đường, phái Tát Trấn Băng và nhiều người
khác sang Anh học kỹ thuật thuyền hải quân, đồng thời đặt mua
của Anh và Đức rất nhiều thuyền trọng tải 3000 tấn trở lên, bắt
đầu thời kỳ củng cố, phát triển của hải quân Trung Quốc. Từ thời
Đạo Quang đến Hàm Phong, các nước mạnh liên tiếp uy hiếp,
xâm lược xâu xé Trung Quốc. Năm Đồng Trị thứ tư, Tống đốc
vùng Lưỡng Giang là Tăng Quốc Phiên đã tấu xin thành lập xưởng
chế tạo pháo thuyền ở Hồng Khẩu, Thượng Hải, rồi đến Tổng
đốc Hà Nam, Triết Giang Tả Tống Đường cũng xin thành lập
xưởng đóng thuyền ở Phúc Châu. Người dân Trung Quốc lúc đó
cũng đều cảnh giác trước, tiếc cho triều Thanh sắp tàn, vì một lũ
quan lại tham ô hủ bại, lòng quân không hứng, nhân dân nhìn người
Tây như nhìn mãnh hổ. Khi Viên Thế Khải bức Tuyên Thống thoái
vị, Long Dụ Thái hậu trong chiếu thư đọc thay Tuyên Thống có
đoạn viết:

Đức Tông ta muốn chấn hưng đất nước, khảng khái tiến hành

biến pháp duy tân, đưa đất nước Trung Hoa vào cục diện mới suốt
hai nghìn năm lại đây chưa từng có, hạ chỉ lập hiến, chỉ muốn bảo
toàn đất nước, yên ổn nhân dân, không hề ích kỷ vị lợi. Hoàng đế
kế thừa đại thống dốc tâm dốc sức làm việc, nhưng không ít
vương công đại thần làm việc gian dối, bề ngoài lấy danh nghĩa
lập hiến, bên trong thì lén lút tiến hành chuyên trị. Điều này
hoàng thất thực không thể lường trước. Triều đình dùng người
không đúng, còn biện bạch gì được nữa?...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.