(Diodorus 17.49.2).
Về miêu tả ốc đảo Siwah và đền thờ thần Ammon, xem Diodorus 17.50,
Curtius 4.7.16, và đặc biệt là H. W. Parke, The Oracles of Zeus, (Oxford,
1967) từ tr.196.
Arrian có thể đang nhắc tới triều đại của Ptolemy, ám chỉ nguồn gốc văn
hóa Hy Lạp cổ đại.
“Ngón tay” có thể là đơn vị đo lường nhỏ nhất, khoảng 1,8 centimet.
Chắc hẳn vị trưởng tư tế đã chào Alexander (với vai trò một Pharaoh) là
“con trai của thần Ammon” (hoặc “con trai của thần Zeus”) và vị hoàng đế
trẻ tuổi đã một mình bước vào đền thờ. Nếu đúng như vậy, những lời tiên
tri do Plutarch, Diodorus và Curtius thuật lại về việc Alexander là hậu duệ
của thần Ammon và ngài sẽ trở thành người thống trị thế giới đều đáng
ngờ, trừ phi chúng ta giả định rằng các vị tư tế hoặc chính Alexander, sau
đó, đã loan báo thông tin này. Callisthenes rõ ràng đã viết về dòng dõi thần
thánh của Alexander (chẳng hạn, xem Plutarch Alexander 33.1) với sự
đồng thuận của Alexander. Plutarch (Alexander 28) và Arrian (7.29) coi
việc này là một thủ thuật phi chính trị, làm kinh sợ những người còn đang
bối rối, trong khi chắc chắn rằng, điều này ít nhiều cho thấy niềm tin của
Alexander về việc ngài thực sự là con trai của thần Ammon.
Naucratis là căn cứ của người Milesia và là một thành phố Hy Lạp. Về lá
thư của Alexander gửi Cleomenes, xem Quyển bảy.
Trong xã hội La Mã cổ đại, hệ thống đẳng cấp được phân chia theo dòng
dõi và sự giàu có. Hai đẳng cấp cao nhất là tầng lớp nguyên lão và hiệp sĩ
(equites/knight). Các nguyên lão thường là tầng lớp thống trị truyền thống,
nổi lên thông qua con đường chính trị, còn các hiệp sĩ nổi lên thông qua
con đường binh nghiệp. (ND)
Tin tức đầu tiên về cuộc nổi loạn của Agis (xem Quyển hai).
Nhiệm vụ của Philoxenus có thể bao gồm cả việc thu “phần đóng góp” của
các thành phố Hy Lạp ở Tiểu Á chừng nào họ vẫn còn tiếp tục phải đóng
thuế. Sau này, Philoxenus có quyền (hoặc tự cho là mình có quyền) can
thiệp vào các thành phố này. Về thảo luận gần đây nhất về danh hiệu và
nhiệm vụ của ông, xem Badian, Ehrenberg Studies, từ tr.55. Việc ông có