Rồi lệnh cho Di Thân vương Tải Viên, Đặng Thân vương Đoan
Hoa, Thượng thư bộ Hộ Túc Thuận, Quân cơ đại thần Cảnh Thọ,
Khuông Nguyên, Đỗ Hàn, Tiêu Hựu Doanh, và Mục Âm chuẩn bị hộ
gia “tuần thú” Thừa Đức, rồi trao quyền cho Dịch Hân - một người
đã quen việc đối phó với Tây ở lại kinh thành lo việc ngoại giao với
liên quân Anh, Pháp.
Hàm Phong vội vàng đưa Hoàng thái hậu Nữu Hộ Lộc thị, Ý thái
phi Diệp Hách Na Lạp thị cùng một số phi tần và đại thần rời khỏi
Bắc Kinh. Đám Tứ Xuân mà Hàm Phong hằng lo sợ sẽ rơi vào tay
giặc Tây cũng được ông đem đi theo.
Chặng đường từ Bắc Kinh đến Thừa Đức, hàng ngàn thân hào,
thương gia lũ lượt kéo theo kiệu loan của Hoàng thượng.
Thừa Đức là một sơn trang nghỉ mát quy mô hùng vĩ huy hoàng,
nguy nga tráng lệ, nằm ở phía đông bắc Bắc Kinh, phải đi qua Mật
Vân, Loan Bình, qua cửa Cổ Bắc. Nơi ấy có núi bao quanh, rừng
xanh suối mát, phong thái hào hùng, đẹp như tiên cảnh. Giữa khu
rừng tùng bách xanh tươi, một đỉnh lầu vút cao, đẹp tuyệt.
Suốt dọc đường đi, Hoàng đế Hàm Phong lòng nặng như chì,
không biết bọn Tây đã vào đến kinh thành hay chưa, vườn Viên
Minh không biết ra sao rồi, lục Vương gia đã xử lý ra sao?... Tất cả
các đại thần tùy tòng cũng ruột gan như lửa đốt. Họ cũng cùng
chung ý nghĩ với Hoàng thượng.
Hàm Phong và tất thảy đại thần không thể yên tâm về chuyện
cung thân vương ở lại Bắc Kinh lo ngoại giao với quân Anh, Pháp.
Dịch Tế Vương gia lúc đó ở Bắc Kinhđã không chỉ ký “Điều ước
Bắc Kinh” với quân Anh, Pháp mà còn phải ký cả “Điều ước Trung,
Nga bổ sung” (cũng gọi là “Điều ước Trung, Nga Bắc Kinh”). Từ sau
cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai, chính phủ nhà Thanh đã