9.7.1-11). Ngay sau cái chết của Alexander, một cuộc nổi loạn có quy mô
lớn hơn của lính đánh thuê đã nổ ra ở Bactria (Diodorus 18.4.8; 7.1-9).
Carthage là tên gọi một thành phố cổ, thuộc xứ Tunisia ngày nay. (ND)
Diodorus (17.95.1) và Curtius (9.3.19) cũng xác nhận việc xây dựng 12
điện thờ cho 12 vị thần Olympia. Theo Diodorus, điện thờ có chiều cao 23
mét. Không dấu tích nào của các điện thờ này còn sót lại, nhưng vì các
dòng sông của Ấn Độ đã thay đổi rất nhiều sau thời đại của Alexander nên
điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Diodorus, Curtius và Plutarch
(Alexander 62) còn bổ sung rằng Alexander cũng đã hạ lệnh xây dựng nơi
ăn ngủ cho binh lính và chuồng ngựa cho ngựa chiến lớn hơn mức bình
thường nhằm gây ấn tượng với hậu thế.
Điều này không được nhắc tới trước đó.
Xem Quyển năm.
Các sử gia nhìn chung đều xác nhận lá thư là có thật, nhưng rất khó có thể
xác định ai là người biết về việc gạch xóa trong đó.
Curtius (9.3.20) cho rằng Coenus qua đời tại Acesines, nhưng vì ông và
Diodorus đã nhầm lẫn khi cho rằng Alexander đã quay trở lại dòng sông
này để gặp hạm đội của ngài nên chẳng có lý do gì để nghi ngờ Arrian. Về
Coenus, xem Badian, JHS 1961, từ tr.20, mặc dù chúng ta không cần phải
giả định rằng cái chết của Coenus là vì lý do khác chứ không chết một cách
tự nhiên.
Theo Nearchus (Arrian, Indica 19.5), tổng số có 120.000 lính, bao gồm cả
“những người dã man”.
Địa điểm này không được xác định. Diodorus (17.91.4) và Curtius (9.1.24)
đã nhầm lẫn khi cho rằng vương quốc của Sopeithe nằm ở phía đông
Cathaei, giữa hai dòng sông là Hydraotes và Hyphasis. Xem Strabo
15.1.30.
Xem Arrian, Indica 18.9-10. Strabo (15.1.28) nhận xét rằng Onesicritus
xứng đáng là hoa tiêu chính trong số tất cả những hoa tiêu của Alexander,
và rằng ông ta vượt trội hơn tất cả những người đi theo Alexander trong
việc kể những câu chuyện kỳ lạ.