khóc than, ngược lại trong lòng cảm thấy vui mừng. Tám vị đại
thần vâng theo khẩu dụ của vua, sau khi bàn bạc đã quyết định
ngày lành để lập hoàng đế mới, lấy hiệu là “Kỳ Tưởng”.
Lan quý phi mặc quần áo tang, bồng con trên tay đăng cơ
hoàng đế. Theo luật, triều đình đã phong hoàng hậu Nữu Hộ Lộc
thị là Từ An thái hậu, thái phi Na Lạp thị là Từ Hy thái hậu. Trong
cung, mọi người gọi Từ An là “Thượng mẫu Thái hậu”, Từ Hy là
“Thánh mẫu Thái hậu”.
Khi chạy đến Thừa Đức, Hoàng đế Hàm Phong đã đưa “ngự tỉ”
của triều đình cho Cung Thân vương Dịch Hân ở lại Bắc Kinh dùng
khi giao thiệp với người Tây, còn mình chỉ mang theo “ngự thưởng”
và “đồng đạo đường” để đóng dấu mỗi khi ban dụ chỉ hoặc mệnh
lệnh. Hàm Phong khi còn sống đã nghe các quan huyện bà thường
giữ ấn tín cho chồng, nên đã đưa lại hai con dấu “ngự tỉ” tạm thời
đó cho vợ của mình - hoàng hậu Nữu Hộ Lộc thị giữ.
Hoàng đế Hàm Phong mất đi, Từ Hy vốn là một Quý phi, một
bước đã nhảy lên trở thành Thái hậu. Nhưng chưa có được “ngự tỉ”
tạm thời trong tay nên bà ta đã dùng hết kế này đến cách khác để
chiếm đoạt hai con dấu. Các đại thần gặp phải không ít khó khăn
mỗi khi ban bố công văn. Trong khi đó, Từ An Thái hậu vẫn như
người nằm mơ, không hề hay biết gì cả.
Từ Hy giở trò bàn bạc với Từ An - một người xưa nay chưa bao giờ
có mưu mô gì trong đầu: bí mật cho An Đức Hải cải trang trở về
Bắc Kinh gặp Lục vương gia Dịch Hân đang lo việc ngoại giao với
người Tây, mời Vương gia vê Thừa Đức lo việc hậu sự cho Hoàng đế
và xử lý bọn tám đại thần Túc Thuận... vê tội ngang ngược chuyên
quyền, khinh thị triều đình ở Bắc Kinh, sau đó tiến hành tổ chức
nội các mới.