19/71
20. Phối Hạ Liêm (Đtr.8) + Hiệp Khê (Đ.43) + Ngư tế (P.10) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị
vú sưng (Thần Cứu Kinh Luân).
21. Phối Chí Âm (Bq.67) + Côn Lôn (Bq.60) + Thông Cốc (Bq.66) + Thúc Cốt (Bq.65)
trị mụn nhọt (Ngoại Khoa Lý Lệ).
22. Phối Thận Du (Bq.23) + Thứ Liêu (Bq.32) + Yêu Dương Quan (Đc.3) trị lưng đau
do hàn (Lâm Sàng Kinh Nghiệm)
23. Phối Nữ Tất trị bờ tóc sau cổ bị lở loét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị trúng phong (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Cách Du (Bq.17) trị đơn độc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
26. Phối Côn Lôn (Bq.60) trị lưng + đùi đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
27. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) + Thân Mạch (Bq.62) trị động mạch bị cứng (Châm Cứu
Học Thượng Hải).
28. Phối Thập Tuyên + Nhân Trung (Đc.27) trị trúng nắng (Châm Cứu Học Thượng
Hải).
29. Phối Ngân Giao (Đc.28) + Áp Thống Điểm (A Thị Huyệt) trị lưng bị chấn thương
cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
30. Phối Thận Du (Bq.23) + Quan Nguyên Du (Bq.28) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Túc
Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị thần kinh tọa đau (Châm Cứu Học Giản
Biên) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Ghi Chú: Không kích thích mạnh quá vì có thể làm tổn thương thần kinh và mạch
máu.
•
*Tham Khảo:
. “Thiên ‘Thích Ngược’ (TVấn.36) ghi: Nếu lưng và cột sống đau, trước hết hãy
thích huyệt Uỷ Trung cho ra máu..."Chứng ngược phát từ kinh Túc Thái Dương, khiến
lưng đau, đầu nặng, rét từ phía lưng, trước hàn sau nhiệt, sốt cao. Lúc nhiệt, mồ hôi toát
ra mà không gia?m bệnh, thích Uỷ Trung ra máu".
. “Thiên ‘Thích Yêu Thống’ (TVấn.41) ghi: “Khi Túc Thái Dương bệnh, gây đau
ngang thắt lưng đau rút suốt vùng cột sống lên cổ, và lan đến xương khu, lưng như
mang vật gì nặng, châm Uỷ Trung ra máu. Mùa Xuân không được châm cho ra máu.
. “Thiên ‘Thủy Nhiệt Huyệt Luận’ ghi: “Vân Môn (P.2), Ngung Cốt (Kiên Ngung -
Đtr.15), Ủy Trung (Bq.40), Tủy Không (Yêu Du - Đc.2), 8 huyệt này để tả nhiệt ở tứ
chi” (TVấn 61, 19).
. “Huyết trệ ở dưới: châm ra máu huyệt Ủy Trung (Bq.40) hoặc cứu Thận Du
(Bq.23) + Côn Lôn (Bq.60) càng hay”(Đan Khê Tâm Pháp)
MIỆNG KHÔ ĐẮNG: Dương lăng tuyền, Nhật nguyệt, Liêm tuyền
1.
Dương lăng tuyền:
•
Tên Huyệt:
Huyệt ở chỗ lõm (giống con suối = tuyền) phía dưới đầu xương mác (giống hình
gò mả = lăng), lại ở mặt ngoài chân (mặt ngoài = dương), vì vậy gọi là Dương Lăng
Tuyền.