CẨM NANG DƯỠNG SINH THÔNG KINH LẠC - Trang 22

22/71

+ Huyệt hội với Dương Duy Mạch và kinh Chính Túc Thái Âm.

V Trí:

Tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực và khoảng gian sườn 7.

Gii Phu:

Dưới da là chỗ tiếp nối giữa phần thịt và phần cân của cơ chéo to của bụng, các cơ

gian sườn 7, bên phải là gan, bên trái là lách hoặc dạ dầy.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh gian sườn 7.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7 hoặc D8.

Tác Dng:

Sơ Đởm khí, hóa thấp nhiệt, hòa trung tiêu.

Ch Tr:

Trị dạ dày viêm, gan viêm, túi mật viêm, nấc cụt.
Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng cơ quan nội tạng.

3.

Liêm tuyn:

Đặt nếp gấp ngón tay cái vào giữa chót cằm, nơi đầu ngón chạm đến khi quặp vào

dưới hàm là huyệt Liêm tuyền (thuộc Nhâm mạch).

Tên Huyệt:

Liêm = góc nhọn, ở đây chỉ xương đỉnh của họng, lưỡi. Huyệt nằm trên chỗ lõm,

giống hình con suối (tuyền), vì vậy gọi là Liêm Tuyền (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Bản Trì, Bổn Trì, Thiệt Bản, Thiệt Bổn.

Xuất Xứ :

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 23 của mạch Nhâm.
+ Hội của mạch Nhâm và Âm Duy.
+ Hội của khí của kinh Thận.

Vị Trí:

Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ

cuống hầu 0, 2 thốn (Ngước đầu lên để tìm huyệt).

Giải Phẫu:

Huyệt ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng. Từ

nông vào sâu có cơ ức-đòn-móng, cơ giáp móng, sau cơ là
thanh quản, thực quản.

Thần kinh vận động cơ do các nhánh của đám rối cổ sâu và dây thần kinh sọ não số

XII.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác Dụng:

Lợi cuống hầu, trừ đờm khí, thanh hoả nghịch.

Chủ Trị:

Trị lưỡi rụt, lưỡi cứng, lưỡi mềm nhão, thở khó, nuốt khó, chảy nước miếng, họng

viêm, amydale viêm, câm, mất tiếng.

Phối Huyệt:

1. Phối Âm Cốc (Th.10) + Nhiên Cốc (Th.2) trị dưới lưỡi sưng, khó nói (Thiên

Kim Phương).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.