CẨM NANG DƯỠNG SINH THÔNG KINH LẠC - Trang 3

3/71

3.

Tht miên: ngồi ngay ngắn, bắt chân chữ ngũ. Giao điểm giữa đường nối liền 2 mắt
cá chân quan lòng ban chân cắt đường đường dọc giữa lòng bàn chân là huyệt Thất
miên (kỳ huyệt).

4.

Thn môn:

Tên Huyt:

Theo YHCT, Tâm tàng Thần, huyệt này là huyệt Nguyên, nơi kinh

khí mạnh nhất của Tâm, châm huyệt này ảnh hưởng (coi như cửa =
môn) đến Tâm và Thần, vì vậy gọi là Thần Môn (Trung Y Cương
Mục).

Tên Khác:

Duệ Trung, Đoài Lệ, Đoài Xung, Trung Đô.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 7 của kinh Tâm.
+ Huyệt Du, Huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt Tả của kinh chính Tâm.
+ Huyệt đặc biệt, châm khi nhiệt tà vào kinh Tâm gây chứng khó chịu vùng tim,

cơ thể run, sốt.

+ Một trong những huyệt trị ngất như chết (Thi quyết) do rối loạn kinh Biệt Phế,

Thận, Tâm, Vị.

V Trí:

Ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ

trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.

Gii Phu:

Dưới da là gân cơ trụ trước, xương đậu và xương tháp.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Tác Dng:

Thanh Tâm nhiệt, an thần, thanh hỏa, lương vinh, điều khí nghịch.

Ch Tr:

Trị hay mơ, mất ngủ, hồi hộp, động kinh, Hysteria, hay quên.

Tham Kho:

Thiên ‘Thích Ngược’ ghi: “ Bệnh ngược phát từ Tâm, làm cho Tâm phiền, chỉ

muốn uống nước mát, mà hàn nhiều, nhiệt ít... Nên thích thủ Thiếu âm [huyệt Thần
Môn] (TVấn 36, 8).

5.

Ni quan: xem ở trên

6.

Đại lăng:

Tên Huyt:

Huyệt ở vị trí nhô cao (đại) ở cổ tay, có hình dáng giống gò mả (lăng), vì

vậy gọi là Đại Lăng (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Quỷ Tâm, Tâm Chủ.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 7 của kinh Tâm Bào.
+ Huyệt Du, huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ, huyệt Tả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.