5/71
thực. Vì nếu hư mà Tả đó gọi là ‘trùng hư’, bị trùng hư thì bệnh càng nặng hơn. Phàm
khi châm huyệt này, nên dùng ngón tay án vào, nếu thấy mạch động mà Thực - Sác,
phải châm Tả, nếu thấy mạch Hư - Trì thì phải bổ. Nếu làm ngược như trên thì bệnh
càng nặng” (LKhu.9, 74).
(Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “Chứng Quyết tâm thống làm cho người bệnh đau như
dùng cây chùy đâm vào Tâm, Tâm bị đau nhiều, gọi là ‘Tỳ Tâm Thống’, thủ huyệt
Nhiên Cốc (Th.2) và Đại (Thái) Khê” (LKhu.24, 13).
(Thiên ‘Ngũ Loạn’ ghi: “(Tà) Khí ở tại Phế, thu? huyệt Vinh của Phế (Ngư Tế -
P.10) và Du của Thận [Thái Khê - Th.3]” (LKhu.34, 17).
(Thiên ‘Thích Yêu Thống’ ghi: “Mạch kinh túc Thiếu Âm bệnh, gây đau vùng
lưng, cột sống và lên đến cổ: châm 2 nốt tại phía trong xương ống chân thuộc kinh
Thiếu âm (Thái Khê (Th.3) - Đừng cho ra máu vào mùa xuân, nếu ra máu nhiều, bệnh
sẽ khó hồi phục.. (TVấn.41, 4).
8.
Chiếu hải:
•
Tên Huyệt:
Chiếu = ánh sáng rực rỡ. Hải = biển, ý chỉ chỗ trũng lớn. Khi ngồi khoanh 2 bàn
chân lại với nhau thì sẽ thấy chỗ trũng (hải) ở dưới mắt cá chân trong. huyệt cũng có
tác dụng trị bệnh rối loạn ở mắt (làm cho mắt sáng rực), vì vậy, gọi là Chiếu Hải
(Trung Y Cương Mục).
•
Tên Khác:
Âm Kiều, Thái Âm Kiều.
•
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
•
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Thận.
+ Huyệt mở của Âm Kiều Mạch, nơi mạch Âm Kiều phát sinh, 1 trong Bát Hội
(Giao Hội) Huyệt của Túc Thiếu Âm với mạch Âm Kiều.
•
Vị Trí:
Ở chỗ lõm ngay dưới mắt cá trong cách 01 thốn, khe giữa gân cơ cẳng chân sau và
cơ gấp các ngón chân.
•
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa gân cơ cẳng chân sau và gân cơ gấp dài các ngón chân, sau
mỏm chân đế, gót của xương gót.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
•
Tác Dụng:
Thông kinh, hòa Vị, thanh nhiệt, định thần.
•
Chủ Trị:
Trị kinh nguyệt rối loạn, tử cung sa, thần kinh suy nhược, động kinh, họng
viêm.
•
Tham Khảo:
Mắt bị đỏ đau, bắt đầu từ khóe mắt trong, thủ huyệt ở Âm Kiều Mạch [Chiếu
Hải] (LKhu.23, 57)