Phải ngưng ăn thịt chúng sinh các loài.
Cho nên có thể biết rằng, việc giữ giới không giết hại và thực hành phóng sinh
chính là phương thức cứu đời tốt nhất, nhổ tận gốc rễ, lấp tận cội nguồn của
mọi khổ đau trong đời sống.
Vì thế, Đại sư Trí Giả vào đời Trần từng mua đất đai ở những nơi rừng núi,
sông hồ, khe suối... có đến hơn sáu mươi nơi, rộng hơn bốn trăm dặm, đều
dùng để kiến lập các ao phóng sinh, lại thỉnh vua ban sắc chỉ, lập bia đá khắc
vào dựng ở mỗi nơi, nghiêm cấm hẳn việc bắt cá tôm, những kẻ lén lút bắt
trộm đều lập tức gặp họa. Cho đến khoảng niên hiệu Trinh Quán đời Đường,
những nơi ấy vẫn còn nguyên vẹn.
Niên hiệu Càn Nguyên năm thứ hai đời Đường Túc Tông, vua ban chiếu lệnh
cho các châu trong thiên hạ mỗi nơi đều phải lập ao phóng sinh, lại ra lệnh
cho Nhan Chân Khanh soạn văn bia rồi dùng chu sa làm mực đỏ viết lên bia
đá, trong đó có đoạn: “Vua ta cho lập ao phóng sinh khắp thiên hạ, khiến
[muôn loài] trong bờ cõi đều được hưởng nhờ ơn phước, nương sức gia trì
của đà-la-ni, làm khô kiệt dòng sinh tử trong biển phiền não. So ra từ trước
đến nay thật chưa từng có ai làm được điều tương tự như vậy.”
Vào năm đầu niên hiệu Thiên Hi đời Tống Chân Tông, vua cũng ban chiếu
yêu cầu lập ao phóng sinh trong khắp thiên hạ, như Tây Hồ ở Hàng Châu cũng
chính là một ao phóng sinh được lập ra vào lúc ấy.
Đời Minh, Đại sư Liên Trì lập ao phóng sinh ở hai nơi là Thượng Phương và
Trường Thọ. Ngài cũng soạn bài văn “Giới sát phóng sinh” lưu truyền khắp