Này, anh không phiền tấp sang trái trong vài phút chứ?".
"Nghe này. Conor, đừng lo lắng quá về việc đó. Anh thôi xin lỗi đi!". Tôi
nói trong điện thoại một cách mệt mỏi. Anh ta làm tôi kiệt sức. Mỗi từ mỗi
chữ của anh ta làm tôi kiệt sức". Bố đang ở đây với em. Bố con em đang đi
taxi về nhà với nhau, mặc dù em khỏe đến mức cảm thấy có thể tự ngồi
trong xe của em và lái xe một mình".
Bên ngoài bệnh viện, bố đang giữ cửa xe mở sẵn cho tôi và tôi bước vào
taxi. Cuối cùng tôi cũng đang về nhà, nhưng tôi không cảm thấy nhẹ nhõm
như tôi đã hi vọng trước đó. Chẳng có gì ngoài cảm giác sợ. Tôi sợ gặp
những người tôi biết và phải giải thích cho họ chuyện gì đã xảy ra, hết lần
này đến lần khác.
Tôi sợ đi vào trong nhà và phải có đối mặt với căn phòng dành cho trẻ sơ
sinh đã được trang trí xong một nữa; phải thay thế nó với một cái giường
dự phòng và lấp đầy tủ bằng những túi xách, những đôi giày ê hề của chính
tôi mà tôi sẽ chẳng bao giờ mang hay xách. Tôi sợ phải đi làm thay vì rời
khỏi công việc như dự tính của mình. Tôi sợ nhìn thấy Conor. Tôi sợ quay
trở về với cuộc hôn nhân không còn tình yêu và cũng chẳng còn đứa trẻ nào
để làm chúng tôi quên bớt đi.
Tôi sợ sống mỗi ngày của phần còn lại trong cuộc đời tôi với chuyện
Conor cứ đều đều gọi điện thoại bảo rằng muốn ở đây với tôi, trong khi
dường như chuyện mong muốn anh ấy đừng về nhà lại là câu thần chú mỗi
ngày tôi cầu nguyện. Tôi biết lẽ ra, theo cảm xúc thông thường thì phải là
tôi muốn chồng tôi hối hả trở về nhà với tôi - thật sự anh ấy muốn hối hả
chạy về nhà với tôi - nhưng có quá nhiều chữ "nhưng" trong cuộc hôn nhân
của chúng tôi và tai nạn lần này không phải là sự cố lặp đi lặp lại bình
thường.
Lối xử sự của tôi thật lạ lùng. Đó là lối xử sự có thể khiến những người
chín chắn trưởng thành thấy rằng tôi thật không ổn, vì tôi không muốn có ai