CÂN BẰNG MONG MANH - Trang 8

thời kỳ khẩn cấp này, nhiều đảng phái và nhóm hoạt động
chính trị bị bắt và bỏ tù, báo chí bị kiểm soát ngặt nghèo, nhưng
đặc biệt nhất là một chiến dịch cưỡng chế triệt sản lạ lùng cộng
với việc phá các khu ổ chuột để “làm đẹp” đất nước. Trên cái nền
lịch sử đó, bốn cuộc đời với bốn xuất thân khác nhau đã hội tụ:
Dina, một phụ nữ thuộc tầng lớp trên, muốn sống độc lập với
người anh lắm điều sau khi chồng qua đời bằng cách gia công
quần áo tại nhà; Maneck, một sinh viên đến ở trọ nhà Dina
trong lúc theo học đại học; và hai bác cháu Ishvar và Om vốn
xuất thân từ tầng lớp “hạ tiện” của xã hội đến làm thợ may thuê
cho Dina.

Họ gặp nhau trong căn hộ của Dina, biến căn hộ đó thành

một gia đình bất đắc dĩ nhưng đầm ấm. Có điều, sự đầm ấm
không kéo dài. Những cơn gió lịch sử của thời kỳ khẩn cấp
nhanh chóng thốc vào, cuốn họ lên và quăng quật họ trong bất
định.

Bỗng nhiên, mỗi ngày của Ishvar, Om, Maneck, và Dina cùng

với triệu triệu người Ấn Độ khác chỉ còn thu lại trong những ám
ảnh triền miên: ở chỗ nào, ngủ tại đâu, ăn gì, làm thế nào sống
sót, để không bị mang đi “triệt sản”? Bất hạnh rơi xuống đầu họ
không ngơi nghỉ trong một đất nước mà công bằng và quyền cá
nhân tạm thời không tồn tại và không miễn trừ ai nhưng đặc
biệt tàn nhẫn với những người ở tầng đáy. Phẩm giá - và sự vị
tha cùng hài hước - bỗng nhiên trở nên quá xa xỉ nhưng cũng vì
thế mà càng quý giá. Kết thúc truyện, Dina rút cục đã phải trở
về nhà sống dưới sự bảo trợ của anh trai; Ishva và Om trở nên
hai người ăn xin què quặt sau khi bị cưỡng chế triệt sản; và
Maneck, trong một cơn tuyệt vọng sau khi gặp lại Ishvar và Om,
đã lao vào tàu hỏa tự tử như Anna Karenina của Tolstoy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.