CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 109

sự kiện diễn biến quá nhanh nên nhà lãnh đạo và những người thừa
hành không thể kịp tham vấn ý kiến đầy đủ với nhau trước khi
hành động. Sự tin cậy và nhuệ khí có thể được tăng cường hay tan vỡ
phụ thuộc vào phản ứng xảy ra trong những điều kiện khó khăn như
vậy.

Chuẩn bị cho khủng hoảng là công cụ then chốt trong việc quản lý

khủng hoảng. Ví dụ, chúng ta có thể xác định các kịch bản mà trong
đó nhà lãnh đạo hoặc những người thừa hành có thể phải đưa ra các
quyết định quan trọng. Sau đó, chúng ta có thể phát triển và ghi lại
các hướng dẫn cho những phản ứng khẩn cấp nhằm giữ gìn các giá
trị của mình. Ngoài ra, trong một cuộc khủng hoảng gay gắt, chúng
ta phải sẵn sàng hỗ trợ hết mình cho người lãnh đạo hoặc người tạm
thời nắm quyền lãnh đạo. Trong một tình huống diễn biến
nhanh chóng, chúng ta có thể cần tạm đình chỉ trách nhiệm của
mình để hiểu đầy đủ về những gì chúng ta đang được yêu cầu phải
làm trước khi hành động. Điều này tự nó là một hành động can đảm.

Nếu các quá trình hỗ trợ quyết định thông thường bị đình chỉ,

thì điều quan trọng là nhóm cần xác nhận lại các quá trình này sớm
nhất có thể. Dưới áp lực của nhu cầu phản ứng khẩn cấp, quá trình
tham khảo ý kiến có thể được rút ngắn. Chúng ta phải cẩn thận để
điều này không trở thành một tiêu chuẩn mới do những cuộc khủng
hoảng liên tục tái diễn.

Nếu cuộc khủng hoảng kéo dài và căng thẳng làm yếu đi khả

năng của nhà lãnh đạo trong việc đối mặt với công chúng và tập hợp
lại tổ chức, thì chúng ta có thể phải bù đắp cho nhà lãnh đạo.

Các hành động nhằm hỗ trợ nhà lãnh đạo và giữ vững tổ chức của

chúng ta cần bao gồm những điểm sau đây:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.